Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Có thể nói dịch vụ logistics Việt Nam phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở dịch vụ giao nhận vận tải (Freight forwarding). Qua hơn 30 năm, đến nay ngành dịch vụ logistics nước ta đã trải qua giai đoạn đầu của sự phát triển và đạt được những kết quả đáng kể được thể hiện qua những số liệu phân tích chỉ số đánh giá kết quả thực hiện logistics (LPI) trong Báo cáo "Connecting to Compete: Trade logistics in the global economy" được công bố định kỳ từng 2 năm của Ngân hàng thế giới (WB)
Bảng 2. 1: LPI và các chỉ số đánh giá thành phần của logistics Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2018
Chỉ số LPI Hải quan (Customs) Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) Vận tải quốc tế (International shipments) Năng lực và chất lượng dịch vụ (Logistics competence & service quality) Khả năng kết 35
nối thông tin ( Tracking &
tracing)
Thời gian
(Timelines)
Nguồn: World Bank (2007, 2010, 2012,2014,2016,2018): Connecting to compete: Trade logistics in the global (năm 2007, 2010, 2012: đánh giá 155 quốc gia; năm 2014 – 2016 – 2018: đánh giá 160 quốc gia)
Chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) 2018 của Việt Nam được WB công bố trong Báo cáo tháng 7/2018, theo đó Việt Nam được xếp hang 39/160 nước tham gia điều tra, tăng 25 bậc so xếp hạng năm 2016 (64/160)
Điểm số là 3,27 so với năm 2016 là 2,98, táng 0,29 điểm. Trong khu vực ASEAN Việt Nam xếp thứ 3 sau Singapore (xếp hạng 7) và Thái Lan (xếp hạng 32). Việt Nam có thứ hạng đứng đầu trong các thị trường mới nối và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Tất cả 6 thông số/tiêu chỉ đánh giá LPI 2018 đều tăng vượt bậc, trong đó có mức tăng cao nhất là năng lực chất lượng dịch vụ logistics (xếp hạng 33, tăng 29 bậc) và khả năng theo dõi, truy xuất hàng hoả (xếp hạng 34, tăng 41 bậc). Các tiêu chỉ đánh giá tăng rất tốt là Hải quan (xếp hạng 41, tăng 23 bậc), Kết cấu hạ tầng logistics (xếp hạng 47, tăng 23 bậc). Các tiêu chí thời gian giao hàng (xếp hạng 40, tăng 16 bậc) và tiêu chí về các chuyến hàng quốc tế xếp hạng 49 tăng 1 bậc so với năm 2016).
Các dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp logistics khá đa dạng từ 1 đến 20 loại hình hoạt động khác nhau (từ giao nhận, khai báo hải quan cho đến các dịch vụ tích hợp và quản lý chuỗi cung ứng). Để thuận tiện cho quá trình phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics, tôi tập chung chủ yếu vào phân tích nhóm dịch vụ vận tải - nhóm cốt lõi trong phạm vị dịch vụ logistics theo cả WTO và pháp luật Việt Nam