Giải pháp về công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 101)

Nói đến doanh nghiệp thì có nhiều loại doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ ...Thực tế qua khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn đã bước đầu chú trọng đến vai trò của công nghệ thông tin trong công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cũng như trong bán hàng. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do chưa thực sự thấy được lợi ích lớn lao của công nghệ thông tin, chưa làm quen được với hình thức kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử, chưa có am hiểu về công nghệ thông tin với một tầm nhìn chiến lược nên chưa có sự quan tâm cần thiết.

Các vấn đề khác có liên quan đến doanh nghiệp là họ thiếu kiến thức và thời gian để tiếp thu kiến thức, thiếu kỹ năng quản lý, sợ tăng trưởng và ưa những triển vọng ngắn hạn, ít hướng ra bên ngoài mà điều đó có nghĩa là họ không nhận thấy những tín hiệu của môi trường, cho đến khi nhận ra thì đã quá muộn; khả năng tài chính yếu nên đầu tư thấp và không có phương tiện đào tạo công nhân ở tại công ty. Hơn nữa, tại Việt Nam, môi trường công nghệ thông tin chưa thuận lợi để các doanh nghiệp có thể áp dụng, hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế.

1. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp

Để khuyến khích phổ biến và áp dụng bất kỳ một đổi mới nào, điều đòi hỏi trước tiên là phải nâng cao nhận thức của doanh nghiệp. Một mô hình kịch bản với tư cách là một phương tiện để đi từ giai đoạn đổi mới nhận thức đến giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin một cách chiến lược sẽ đóng vai trò quan trọng. Phương pháp này khác với phương pháp dự báo truyền thống. Nếu phương pháp dự báo cố gắng loại bỏ sự bất định thì phương pháp kịch bản vẫn xét đến những điều còn bất định của hoàn cảnh bằng cách nêu ra những triển vọng cơ bản trong tương lai.

Chúng là công cụ giúp hình thành tư duy chiến lược của các nhà quản lý và các doanh nghiệp. Mô hình kịch bản công nghệ thông tin là một công cụ cho doanh nghiệp trong việc giúp họ hiểu được sự ứng dụng có tính chiến lược của công nghệ thông tin từ triển vọng trung hạn. Vai trò của mô hình là nâng cao nhận thức của mọi người đang quan tâm đến công nghệ thông tin bằng cách kích thích các quá trình học hỏi mà sẽ có tác dụng tích cực.

Thực tế hiện nay cho thấy,các nguồn lợi lớn từ ngành dịch vụ Logistics trên sân nhà chưa được các doanh nghiệp khai thác. Các doanh nghiệp Logistics của các tỉnh chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp vệ tinh như cho thuê kho bãi, làm đại lý hải quan, hay chỉ mới đáp ứng được một phần của nhu cầu nội địa, hoặc chỉ tập trung vào một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ Logistics.Trong khi đó thì công nghệ thông tin và truyền thông còn nhiều thiếu sót về cả cơ sở vật chất lẫn nguồi nhân lực đi kem.Nhìn chung,các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics vẫn còn nhiều hạn chế.

Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện đề án chiến lược phát triển ngành logistics và liên kết giữa các địa phương. Trong tương lai, cần xem đề án này là cơ sở để xây dựng và triển khai các dự án logistics cụ thể. Bên cạnh đó, Chúng ta nên tập trung cho các chính sách phát triển và các giải pháp đồng bộ liên quan đến lĩnh vực Logisitcs; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng các chuỗi WMS, EDI khi đã thông suốt nhận thức.

2. Nâng cao nhận thức và chuyên môn công nghệ thông tin truyền thông cho nguồn nhân lực.

Trước mắt, đào tạo nhân sự có kiến thức chuyên sâu về quản lý, tổ chức khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực logistics, quản lý vận tải đa phương thức, sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, có kiến thức về thiết kế mạng lưới phân tích và lập kế hoạch logisitcs cho cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

Khoảng cách giữa khả năng cung ứng nhân lực và nhu cầu thực tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ ngày càng lớn nếu không có các giải pháp phù hợp và kịp thời. Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo kỹ thuật viên công nghệ thông tin ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp, nhiều chương trình đào tạo quốc tế đã được đưa vào Việt Nam dưới hình thức liên kết, hợp tác đào tạo.Tuy nhiên, thực tế khả năng cung ứng nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin đang bị hạn chế bởi yếu tố chất lượng.

Thị trường lao động của Việt Nam được đánh giá chưa cao, chưa tạo được uy tín. Nhà nước cũng cần đầu tư trước cho nguồn nhân lực, có môi trường pháp lý để bảo lãnh và bảo vệ cho người lao động giỏi và người sử dụng lao động. Cần có chiến lược xây dựng thương hiệu nhân lực ở tầm quốc gia. Việc đào tạo không chạy theo số lượng mà phải tập trung vào chất lượng, phải đẩy mạnh chất lượng. Tăng cường hình thức đào tạo phối hợp doanh nghiệp – trường và xã hội hoá đào tạo, nâng cấp các trung tâm đào tạo của các hãng. Việc nâng cao chất lượng giáo viên cũng là một trong các yếu tố rất quan trọng.

Kinh nghiệm của các nước thành công như Ấn Độ, Trung Quốc, Israel.. đều đầu tư mạnh vào giáo dục với nguồn ngân sách đầu tư cho nguồn nhân lực rất cao. Một số đại biểu đề xuất Bộ thông tin và truyền thông cần có quỹ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động dưới dạng đấu thầu, có kiểm tra trình độ giáo viên theo các tiêu chuẩn ví dụ 1 năm giáo viên phải có 2 bài nghiên cứu đăng trên báo nước ngoài về công nghệ thông tin, cần có chương

trình đào tạo tiếng Anh tốt và phải có liên kết với trường đào tạo công nghệ thông tin nước ngoài.

3. Các chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển ngoại thương cũng như thị trường nội địa, thị trường dịch vụ logistics (còn được gọi là thị trường thuê ngoài logistics hoặc thị trường dịch vụ 3PL (third party logistics) cũng có mức phát triển rất khả quan với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 20-25%, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nước.

Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị,sử dụng công nghệ thông tin trong logistics, quản trị chuyền cung ứng trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong việc tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.

Dịch vụ logistics hướng đến dịch vụ trọn gói là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta ngang tầm khu vực và thế giới cần được định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước, các ngành có liên quan. Phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuyền cung ứng an toàn và thân thiện là xu hướng thời đại.

Chiến lược tái cấu trúc logistics, trong đó có kế hoạch thúc đẩy sự tăng trưởng những nhà cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba (3PLs) trong nước, xem đây là tiền đề phát triển thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam. Thúc đẩy và gắn kết công nghệ thông tin trong logistics, đặc biệt khâu thủ tục hải quan và tại biên giới (tăng cường tổ chức, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa trong khai thác như chứng từ, tiêu chuẩn công nghệ…, phát triển các cổng thông tin logistics, EDI, e-logistics…)

Tái cấu trúc logistics, khuyến khích áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi cung ứng, quản trị logistics trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khuyến khích việc thuê ngoài (outsourcing) logistics, điều chỉnh và bổ sung luật, chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics cũng như các doanh nghiệp 3PL trong nước; gỡ bỏ các hạn chế, cản trở để các

công ty 3PL, 4PL nước ngoài hoạt động thuận lợi hơn; có chính sách hỗ trợ đào tạo các chuyên viên logistics; triển khai các hệ thống EDI và hệ thống giao dịch không giấy tờ tại các điểm hải quan, cửa khẩu, cải cách hành chánh và minh bạch trong các dịch vụ công.

KẾT LUẬN

Dịch vụ logistics là một trong số ngành dịch vụ mà Việt Nam mở cửa khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam hội tụ rất nhiều điều kiện để có thể ứng dụng và phát triển bền vững dịch vụ logistics và cũng có nhiều tiềm năng để có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần khắc phục ngay để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam. Đó là đồng vốn và nhân lực của doanh nghiệp còn khá ít ỏi nên việc xây dựng bộ máy doanh nghiệp còn đơn giản, quy mô nhỏ; nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, chưa có kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên sâu; các dịch vụ cung ứng thì mới nhỏ lẻ và chưa thực sự là cung ứng được chuỗi dịch vụ logistics theo đúng nghĩa của nó; tổ chức quản lý chồng chéo…

Từ thực trạng trên cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam mở cửa cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics 100% vốn nước ngoài vào kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Điều này vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam, hứa hẹn một sự cạnh tranh gay gắt trong ngành cung ứng dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Với những khó khăn và thách thức như trên đề ra nhu cấp cấp thiết cho các doanh nghiệp là phải có các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Muốn làm được điều đó ngoài những nỗ lực từ phía doanh nghiệp như đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thông qua đào tạo và đào tạo lại tại các trường, các trung tâm đào tạo dịch vụ logistics…; ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mai điện tử vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp logistics khác ưu tiên các doanh nghiệp nước ngoài; tăng cường hoạt động marketing...mà cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc: đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống

cảng biển, sân bay, đường xá...; xây dựng và ban hành một khung pháp lý hoàn thiện hơn; có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics chuyên nghiệp; tăng cường nhận thức cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về dịch vụ logistics, vai trò và tác dụng của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại tận dụng tốt các cơ hội và khắc phục nhanh chóng các tồn tại cũng như các khó khăn và thách thức trong thời gian tới sẽ đưa ngành dịch vụ logistics của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trên thế giới, từ đó góp phần đưa nền kinh tế xã hội nước ta ngày càng phát triển

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo logistics Việt Nam 2017, Bộ công thương

2. Báo cáo logistics Việt Nam 2019, Bộ công thương

3. Báo cáo logistics Việt Nam 2020, Bộ công thương

4. Niêm giám thống kê 2019, Tổng cục thống kê

5. Sách trắng VLA 2018, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt nam

6. Nhiều tác giả (2018). Giáo trình quản trị logistics, NXB Tài chính 7. NCS., ThS. Đinh Mai Thanh, ThS. Nguyễn Vân Dung, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội(2021) Phát triển ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh- doanh/phat-trien-nganh-dich-vu-logistics-trong-boi-canh-hoi-nhap-kinh-te- quoc-te-331566.html?fbclid=IwAR2-68GOlv7dBAaemj4HtC8K0yRKZ- 9Bjc4wSlCjS8UsDKuq5DW5Xc1gIZE

8. ThS. Cao Cẩm Linh (2021), Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-

dich-vu-logistics-o-viet-nam-trong-boi-canh-kinh-te-so-

331297.html?fbclid=IwAR1pHfW2nW5_088cWvdjbu_aHRbj0Lrzmbrjw5oic g37XwbW4DZsw1oMOpY

9. Phạm Hồng Nhung (2019), Xu hướng phát triển logistics tại Việt Nam trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-

trao-doi/xu-huong-phat-trien-logistics-tai-viet-nam-trong-cuoc-cach-mang- cong-nghiep-40-

307637.html?fbclid=IwAR0lZwBdHsstPva9cfdcGQAVUnDI5ss79abqRO4Z dy_Va3aTrJcYAj6E9NQ

10. Nâng cao thế mạnh cạnh tranh ngành dịch vụ kho vận Việt Nam

https://viracresearch.com/nang-cao-the-canh-tranh-nganh-dich-vu-kho-van-

viet-nam.html

11. Phạm Trung Hải (2019) Phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam

https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nganh-dich-vu-

logistics-tai-viet-nam-306129.html

12. Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2018) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam https://phanmemvantai.vn/cac-nhan-to-

anh-huong-den-su-phat-trien-dich-vu-logistics-o-viet-nam.html

13. Quang Lộc (2018), “Việt Nam đang "khát" nguồn nhân lực cho phát triển

logistics”, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/viet-nam-dang-khat-

nguon-nhan-luc-cho-phat-trien-logistics-301225.html

14 T. Giang (2020), “Tổng quan về logistics”,

https://caphesach.wordpress.com/2020/01/05/tong-quan-ve-logistics-phan-i/

15 Thảo Nguyên (2020), “World Bank: Cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển

logistics giúp Việt Nam tiến xa hơn”, http://kinhtedothi.vn/world-bank-cai-

thien-co-so-ha-tang-phat-trien-logistics-giup-viet-nam-tien-xa-hon- 362689.html

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w