Sự phát triển của 3PL và 5PL

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 81)

3PL – Third Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba hoặc Logistics theo hợp đồng là việc thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin,….vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. Còn 5PL – Fifth Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ năm là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử, quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.

Cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng đổi mới và hoàn thiện dịch vụ. Vì thế, để có thể tạo ra lợi thế thông qua việc giải quyết các vấn đề về chi phí, thời gian và nguồn lực thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics thuê ngoài và phạm vi dịch vụ này cũng đang dần được mở rộng. Sự phức tạp gia tăng trong hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu cùng sự phát triển mạnh mẽ của IoT (Internet of Things) cũng đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng 5PL. Trong đó, các nhà cung cấp giải pháp 5PL thường liên kết với các công ty Thương mại điện tử để đạt được mục tiêu tối ưu hóa chi phí.

Phát triển và phổ biến dịch vụ Logistics 3PL và 5PL sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là ảnh hưởng tích cực từ quy trình vận hành rõ ràng và chi phí thấp. Việc thuê dịch vụ từ bên ngoài hay kết hợp thương mại điện tử sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tập trung vào những điểm mạnh khác của mình, kết hợp việc vận hành Logistics hiệu quả và tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội. Hơn nữa, 3PL và 5PL còn giúp công ty linh hoạt hơn về việc lựa chọn địa điểm, quản lý hàng tồn kho, duy trì trạng thái cân bằng giữa cung và cầu, từ đó giúp phục vụ kịp thời, nhanh chóng và chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận lớn hơn, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường Logistics. Sự phổ biến của dịch vụ Logistics thuê ngoài (3PL) và E-logistics –

Logistics trên nền tảng thương mại điện tử (5PL) hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường Logistics Việt Nam trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w