Kết quả công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vạn phúc hà nội (Trang 46 - 52)

Với BIDV- chi nhánh Vạn Phúc Hà Nội , các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn luôn là khách hàng mục tiêu của chi nhánh. Phần lớn các dự án vay vốn tại BIDV- chi nhánh Vạn Phúc Hà Nội đều là các dự án của doan nghiệp nhỏ và vừa.

Tính đến 8/2020, số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chiếm 96,7% tổng số doanh nghiệp. Mỗi năm, khu vực doanh ngiệp này đóng góp 50% GDP, trên

30% thu ngân sách nhà nước, tạo ra 62% việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tài chính bị hạn chế. Trước tình hình đó, BIDV nhận thấy việc tài trợ vốn cho hoạt động của loại hình doanh nghiệp này là rất cần thiết, nguồn vốn đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà nói chung.

Bảng 2.4: Kết quả công tác thẩm định DAĐT tại BIDV Chi nhánh Vạn Phúc giai đoạn 2018 – 2020 Chỉ tiêu 1. Số lượng dự án Số dự án xin vay vốn Số dự án chấp nhận Số dự án từ chối 2. Giá trị khoản vay 4. Thời hạn vay 5. Đã giải ngân đến hết năm 2020

6. Đã thu hồi nợ đến hết năm 2020

Biểu đồ 2.1: Tình hình kết quả thẩm định DAĐT xin vay vốn tại BIDV – Chi nhánh Vạn Phúc

Từ bảng trên ta thấy, số lượng dự án xin vay vốn tại Chi nhánh tăng đều qua các năm, năm 2019 so với năm 2018 tăng 11 dự án, năm 2020 so với năm 2019 tăng 12 dự án. Qua đó, có thể thấy uy tín, vị trí của Chi nhánh đang dần được khẳng định trong hoạt động cho vay dự án đầu tư.

Tuy nhiên ta có thể thấy tỷ lệ dự án mà Chi nhánh từ chối cho vay khá cao, cụ thể năm 2018 chiếm trên 30,31% tổng dự án xin vay vốn, đến năm 2019 và 2020 số dự án bị từ chối cho vay lần lượt chiếm 27,28% và 23,21% tổng dự án xin vay. Chi nhánh không chạy theo thành tích tăng chỉ tiêu dư nợ mà đồng ý cho vay khi nhà đầu tư có nhu cầu. Rõ ràng Chi nhánh luôn xem xét, thẩm định kĩ lưỡng trước khi ra quyết định cho vay, sẵn sàng từ chối cấp vốn nếu dự án không đảm bảo yêu cầu, thủ tục của Chi nhánh, có thể thấy công tác thẩm định tại Chi nhánh được tiến hành khá chặt chẽ. Những lý do thường khiến các dự án bị chi nhánh từ chối cấp vốn:

- Tình hình tài chính của khách hàng không tốt.

- Dự án không khả thi.

- Kết quả của báo cáo tác động môi trường là ảnh hưởng.

- Tài sản đảm bảo không đủ.

Tuy tỷ trọng dự án bị từ chối giảm cũng cho thấy mặt tích cực trong công tác chuẩn bị hồ sơ thủ tục và chất lượng dự án của khách hàng.

Đặc biệt ta có thể thấy giá trị khoản vay của các dự án đầu tư ở năm 2020 không hề tăng mạnh như dự đoán: Từ năm 2018 đến năm 2019 giá trị khoản vay tăng 24,17%, đến năm 2020 chỉ đạt 19,17%. Tuy số lượng dự án chấp thuận cho vay giảm nhẹ qua các năm, từ năm 2018 - 2019 tăng 39,13%, từ năm 2019

– 2020 giảm còn 34,38% nhưng giá trị khoảng vay lại cũng không hề tăng cao, cho thấy quy mô của các dự án đã bị chững lại. Nguyên nhân là trong năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid căng thẳng kéo dài, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và Toàn cầu nói chung trở nên trì trệ, khó khăn, các dự án cũng vì thế trở nên rủi ro và khó có khả năng thu hồi vốn. Đứng trước thách thức lớn đó phía doanh nghiệp cũng cân nhắc rất nhiều về việc thực hiện các dự án quy mô lớn. Cân bằng thị trường tín dụng, đây cũng là lý do chính khiến số dự án xin vay vốn và được chập thuận không biến động nhiều so với năm trước đó.

Thời hạn vay của các dự án trung bình qua các năm dao động từ 2 đến 10 năm, không có sự biến động quá cao qua các năm. Số vốn vay đã giải ngân 100% tính đến cuối năm 2020. Về tình hình thu hồi nợ: tính đến cuối năm 2020 đã thu nợ được 47,5% số vốn giải ngân vào năm 2018, năm 2019 là 39,6% và năm 2018 là 34,9%. Ta có thể thấy việc tăng tổng dư nợ của Ngân hàng qua các năm không chỉ vì nhu cầu về vốn ngày càng lớn của các dự án đầu tư mà còn do các chính sách về lãi suất cũng như uy tín của Chi nhánh đã tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng.

Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay dự án đầu tư theo ngành nghề tại BIDV Chi nhánh Vạn Phúc giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu

Tổng số dự án

Thương mại dịch vụ Xây dựng

Giao thông vận tải Bất động sản Ngành khác

(Nguồn Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Vạn Phúc)

Các dự án Xây dựng và Thương mại dịch vụ luôn là danh mục được tập trung cho vay khá nhiều, tiếp theo đó là các dự án về Giao thông vận tải cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Các dự án về Thương mại dịch vụ tăng liên tục qua các năm, năm 2018 chiếm 17,39% tổng số dự án cho vay, nhưng đến năm 2019 và 2020 tỷ trọng này đã tăng lên, lần lượt là 25% và 32,56%. Trong khi đó các dự án về Xây dựng trong năm 2018 chiếm tỷ trọng lớn nhất 39,13%, đến năm 2019 giảm xuống còn 21,88%, sang năm 2020 tăng lên 25,58% với số dự án là 11, tuy tăng giảm tỷ trọng không đồng đều nhưng số lượng dự án xây dựng nhìn chung vẫn tăng so với các ngành nghề khác: 9 dự án năm 201 8, 7 dự án vào năm 2019 và năm 2020 là 11 dự án. Các dự án về Giao thông vận tải tăng đều qua các năm, duy trì tỷ trọng từ 20%-24%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vạn phúc hà nội (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w