a. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án
Cán bộ thẩm định so sánh đối chiếu giấy tờ mà khách hàng cung cấp với các văn bản liên quan tới dự án, các văn bản pháp luật, văn bản quy định của BIDV:
+ Quyết định về việc phê duyệt quyết định đầu tư dự án “Xưởng gia công giấy vở xuất khẩu trên mặt bằng nhà xưởng thuê của Công ty CP giấy Vạn Điểm, thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội”.
+ Biên bản họp hội đồng quản trị về việc phê duyệt tổng mức đầu tư dự án “Xưởng gia công giấy vở xuất khẩu trên mặt bằng nhà xưởng thuê của Công ty CP giấy Vạn Điểm, thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội” và vay vốn Ngân hàng.
b. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư.
Cán bộ thẩm định so sánh giấy tờ khách hàng cung cấp với những hợp đồng mà công ty đã ký được, để đánh giá nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án là cần thiết hay không. Phân xưởng gia công giấy vở tại khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội không đáp ứng được nhu cầu đặt hàng của khách hàng. Chính vì vậy việc đầu tư phân xưởng giấy vở mới của Công ty sẽ giúp Công ty đáp ứng được nhiều đơn hàng hơn cũng như rút ngắn được thời gian thực hiện đơn hàng.
c. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án.
- Thẩm định tổng quan về sản phẩm của dự án: căn cứ vào hợp đồng khách hàng ký với các bên đối tác thì sản phẩm của dự án là các loại vở/sổ được gia công theo yêu cầu của đối tác xuất khẩu.
- Thẩm định về cung sản phẩm: cụ thể cán bộ thẩm định dựa vào đặc điểm của từng Quốc gia xuất khẩu sản phẩm vở vào thị trường Mỹ, rồi dự báo những lợi thế mà doanh nghiệp Việt Nam có được.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: căn cứ vào thông tin mà khách hàng cung cấp, cùng những hợp đồng mà khách hàng ký được với đối tác, cán bộ thẩm định đưa ra kết quả thẩm định nội dung này như sau:
Dự án đầu tư xưởng sản xuất vở của Công ty dự kiến để tập trung phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Hiện nay Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Doanh số xuất khẩu trung bình một năm vào khoảng 50 -60 tỷ đồng/năm. Công ty đã ký được các hợp đồng xuất khẩu với các đối tác như
Atico International (Asia) Ltd (Hồng Kông), CPP International Limited (USA), TeamadeInternational INC (USA), Compass Graphics (USA), Tops (USA)……
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: dựa vào các thông tin khách hàng cung cấp thì hiện tại Công ty xác định thị trường xuất khẩu chính là Mỹ.
- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Thông qua trao đổi với khách hàng và căn cứ trên tình hình hoạt động thực tế của Công ty, cán bộ thẩm định kết luận khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án là tương đối tốt. Các đối tác nhập khẩu sẵn sàng tăng số lượng đơn hàng trong trường hợp Công ty đáp ứng được năng lực sản xuất.
Như vậy: cán bộ thẩm định của chi nhánh tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung theo quy định của BIDV. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế như khi thực thiện thẩm định về cung sản phẩm, các dự báo mà cán bộ thẩm định đều là từ ý kiến chủ quan của cán bộ thẩm định, chưa có căn cứ khoa học bằng việc thống kê số liệu qua các năm.
d. Đánh giá nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án:
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án là từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước. Có thể kể đến một vài cái tên như SOJITZ CORPORATION, Unicell Paper Pte Ltd, Tổng công ty giấy Việt Nam, công ty cổ phần giấy Việt trì,…
Như vậy: khi tiến hành, cán bộ thẩm định chưa so sánh đối chiếu với giá của các nhà cung cấp nguyên vật liệu khác để đánh giá về giá nguyên vật liệu đầu vào của dự án.
e. Thẩm định khía cạnh tổ chức thực hiện dự án
Cán bộ thẩm định dựa vào tình hình kinh tế địa phương nơi xây dựng dự án còn khó khăn, chưa có nhiều dự án đầu tư vào địa phương, nên đã sử dụng
phương pháp dự báo để kết luận dự án sẽ thu hút được nhiều lao động trong khu vực.
f. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
Một dự án hoạt động có hiệu quả hay không phần lớn được đánh giá qua khía cạnh tài chính của dự án. Dự án hoạt động có hiệu quả thì mới đảm bảo khả năng trả nợ đối với ngân hàng. Chính vì vậy, nội dung thẩm định này được cán bộ thẩm định tại chi nhánh hết sức chú trọng. Cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các kết quả thu được với các quy chuẩn và các dự án khác tương tự về quy mô cũng như công nghệ để đưa ra kết luận. Các nội dung cụ thể được thẩm định đối với dự án này như sau:
• Thẩm định tổng vốn đầu tư:
Cán bộ thâm định dựa vào hợp đồng mua bán máy móc thiết bị giữa khách hàng với các bên đối tác để đưa ra tổng mức vốn đầu tư của dự án là 37.795.876.800 VNĐ.
Cụ thể các khoản như sau:
Bảng 2.10: Tổng mức đầu tư dự án của công ty P.P
Nhóm thông I tin về tổng vốn đầu tư 1 Tổng vốn đầu tư Chi phí mua 1.1 sắm và lắp đặt thiết bị 1.2 Chi phí tư vấn và các chi phí khác
Chi phí thuê nhà 1.3 xưởng (Trả ngay 1
lần)
1.4 Chi phí dự phòng 1.5 Lãi vay trong thời
gian xây dựng • Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự án
Cán bộ thẩm định căn cứ theo Quyết định được Hội đồng quản trị phê duyệt, Công ty chỉ có nhu cầu vay ngân hàng ở các hạng mục thuộc phần chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị. Các chi phí còn lại Công ty thanh toán bằng vốn tự có, vốn khác.
Cán bộ thẩm định phân tích dòng tiền doanh nghiệp các năm 2018, 2019 và 2020, cho thấy tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp luôn ở mức khá . Đồng thời, cán bộ thẩm định căn cứ phân tích tình hình tài chính, nhận thấy vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp trong những năm gần đây ở mức khá, cụ thể VLĐTX tại thời điểm 31/12/2019 của doanh nghiệp đạt mức khá là 51.401 triệu đồng và tại thời điểm năm 2020 là 77.274 triệu đồng. Vì vậy, đã giúp Công ty có thể chủ động trích một phần để đầu tư.
Từ những phân tích trên, cán bộ thẩm định kết luận công ty có thể chủ động cân đối đủ nguồn vốn đề thực hiện dự án đúng tiến độ.
• Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án
Các nội dung mà cán bộ thẩm định đã tiến hành thẩm định là:
- Thẩm định doanh thu:
+ Cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, khi so sánh giá bán sản phẩm với giá bán sản phẩm trên thị trường Mỹ. Từ đó, cán bộ thẩm định kết luận giá bán mà khách hàng đưa ra là hợp lý hay không .
+ Cán bộ thẩm định so sánh sản lượng của dự án với các dự án tưởng tự, để đưa ra sản lượng hàng năm.
Từ đó, cán bộ thẩm định tính được doanh thu dự kiến hàng năm của dự án, thể hiện ở phụ lục 3.
- Thẩm định chi phí: cán bộ thẩm định căn cứ vào các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu đầu vào cho dự án, đồng thời so sánh với các dự án khác có cùng quy mô, cán bộ thẩm định đưa ra bảng chi phí chi tiết sản xuất một sản phẩm năm đầu và chi phí dự kiến hàng năm của dự án, được thể hiện ở phụ lục 4 và phụ lục 5.
• Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án:
Cán bộ thẩm định xây dựng bảng dòng tiền của dự án, cụ thể như sau:
Bảng 2.11: Bảng dòng tiền của dự án
TT 1
2
4
5
6
• Thẩm định khả năng trả nợ của dự án: cán bộ thẩm định nhận định nguồn trả nợ cho dự án từ khấu hao của dự án, lợi nhuận sau thế từ gia công giấy vở xuất khẩu và từ hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm khách của công ty.
Như vậy:Sau khi thực hiện công tác thẩm định, kết hợp với lợi nhuận từ việc kinh doanh sản phẩm khác của doanh nghiệp cán bộ thẩm đinh rút ra được nhận xét là doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả các khoản nợ đúng hạn.
g. Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội:
Đối với dự án này, khách hàng vay vốn cũng như cán bộ thẩm định đều không đề cập tới vấn đề này, đây là một thiếu sót đối với cán bộ thẩm định, cần phải được nhắc nhở và khắc phục trong việc thẩm định các dự án sau.
h. Thẩm định các yếu tố rủi ro có thể sảy ra vơi dự án
Cán bộ thẩm định dự báo một vài rủi ro co thể sảy ra với dự án và phương pháp phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro được cán bộ thẩm định đưa ra như sau:
Bảng 2.12: Các loại rủi ro có thể sảy ra và biện pháp phòng ngừa
Loại rủi ro Rủi ro trong cung cấp trang thiết bị cho dự án
Rủi ro cháy nổ
Rủi ro về tiêu thụ sản phẩm
Rủi ro về cơ chế chính sách
Như vậy: mặc dù cán bộ thẩm định của chi nhánh đã chú trọng vào nội dung này, nhưng việc dự báo rủi ro và đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro còn chung chung.
2.2.3.3. Thẩm định tài sản đảm bảo.
Trong công tác thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thẩm định. Đối với dự án này, tài sản đảm bào của tiền vay vốn là toàn bộ tài sản hình thành nên từ vốn vay và vốn tự có của dự án, với giá trị tài sản đảm bảo và số lượng được khách hàng cung cấp.
cung cấp thì cán bộ thẩm định chấp nhận mức giá mà doanh nghiệp đưa ra đối với tài sản đảm bảo.
Như vậy: cán bộ thẩm định của chi nhánh đã thực hiện đùng quy định đối với thẩm định tài sản bảo đảm do BIDV quy định.