Theo thống kê của VASEP, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt mức 8,5 tỷ USD. Giá trị này chiếm 4 – 5% GDP của cả nước, chiếm 9 – 10% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia và được xác định sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. So về giá trị xuất khẩu, hiện tại mặt hàng thủy sản đang xếp vị trí thứ năm sau điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép.
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2020
ĐVT: USD
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Chi phí 43.982.400 51.979.200 57.120.000 54.894.840 48.543.800 Lợi nhuận trước thuế 18.849.600 22.276.800 24.480.000 28.279.160 31.036.200 Doanh thu 62.832.000 74.256.000 81.600.000 83.174.000 79.580.000 Doanh thu từ xuất khẩu 47.124.000 55.692.000 61.200.000 62.840.000 59.420.000 Doanh thu khác 15.708.000 18.564.000 20.400.000 20.334.000 20.160.000
(Nguồn: Công ty CP Thủy sản Bình Định)
Công ty CP Thủy sản Bình Định là một trong số những doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực xuất khẩu của tỉnh Bình Định nói riêng và cả nước nói chung. Công ty xuất khẩu thủy sản 100% ra thị trường nước ngoài chứ không bán trong nước. Sau 22 năm ra đời cho đến nay, mỗi năm doanh thu của công ty luôn đạt trên mức 50 triệu USD. Qua bảng 2.2 trên đây ta có thể thấy trong năm 2016 – 2020, doanh thu của công ty đều đạt mức trên 60 triệu USD. Cụ thể năm 2016, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thủy sản đạt 62,8 triệu USD với chi phí lên đến gần 44 triệu USD và lợi nhuận khoảng 18,85 triệu USD. Lợi nhuận này là lợi nhuận trước thuế sau khi lấy tổng doanh thu đạt được trừ đi cho tổng chi phí bỏ ra để thu được mức doanh thu đó. Tương tự trong năm 2017, doanh thu đã tăng hơn 11 triệu USD so với năm trước, đồng thời chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cũng tăng gần 8 triệu USD. Năm 2018, BIDIFISCO có sự tăng trưởng mạnh vượt lên mốc 80 triệu USD. Mức tăng từ hơn 74 triệu USD lên 81,6 triệu USD doanh thu thu về tuy không bằng mức tăng của năm 2017 so với năm 2016 nhưng đây là một cột mốc mới đánh dấu cho sự phát triển không ngừng của công ty. Có được nguồn thu vượt trội, công ty không ngần ngại đầu tư vào việc hiện đại hóa cơ sở vật chất hiện có. Do đó, công ty đã bỏ ra chi phí phục vụ hoạt động xuất khẩu lên đến hơn 57 triệu USD trong năm 2018. Đây là mức chi phí mà công ty bỏ ra cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2020.
Đến năm 2019, tình hình doanh thu cũng có sự tăng trưởng nhẹ nhưng đến cuối năm dịch bệnh xảy ra nên công ty chưa thể quen với việc tạm hoãn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Doanh thu trong năm này đạt mức hơn 83 triệu USD với
chi phí giảm còn gần 55 triệu USD. Cho tới năm 2020, do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid – 19 nên việc xuất khẩu hàng hóa cũng dường như khó khăn hơn cho công ty, đòi hỏi công ty phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước đồng thời giảm lượng xuất khẩu cũng như nhập khẩu để tránh tạo ra nguồn lây bệnh. Tuy nhiên, với sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước nên tình hình trong nước không có nhiều ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù không tăng trưởng vượt bậc nhưng nhìn chung so với sự tuột dốc đáng kể của các công ty khác thì Công ty CP Thủy sản Bình Định lại khá ổn định. Doanh thu năm 2020 công ty đạt mức 79,5 triệu USD, giảm gần 3,6 triệu USD so với năm 2019. Cũng do dịch bệnh nên công ty hạn chế nhập khẩu trang thiết bị từ nước ngoài nên chi phí cũng giảm từ 54,9 triệu USD xuống còn 48,5 triệu USD, lợi nhuận cũng có sự tăng nhẹ lên đến 2,7 triệu USD. Như vậy, có thể khẳng định rằng, dịch bệnh trong và ngoài nước không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu của công ty trong năm 2020 vì nhu cầu của người tiêu dùng không hề sụt giảm. Do vậy, trong những năm tiếp theo trong giai đoạn 2021 – 2025, công ty phải vừa thực hiện tốt việc phòng chống dịch tại công ty, vừa phải đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài để nâng cao hơn nữa doanh thu cho mình.
Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 - 2020
(Nguồn: Công ty CP Thủy sản Bình Định)
Qua biểu đồ 2.1 ta cũng có thể thấy được sự thay đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế của Công ty CP Thủy sản Bình Định giai đoạn 2016 – 2020. Cột màu xanh biểu thị cho chi phí mà công ty bỏ ra hàng năm nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu và nâng cấp công ty. Từ 2016 – 2018, chi phí luôn tăng qua các năm nhưng đến năm 2019 – 2020 thì chi phí có dấu hiệu giảm nhẹ do vậy năm 2018 đang là năm có mức chi phí cao nhất lên đến 57,12 triệu USD. Bên cạnh cột màu xanh, cột màu vàng thể hiện lợi nhuận công ty thu được sau khi trừ đi các chi phí. Trong giai đoạn này, qua mỗi năm lợi nhuận lại tăng thêm một ít so với năm trước đó. Cho đến năm 2020, lợi nhuận thu được đang giữ mức cao nhất là hơn 31 triệu USD. Đồng thời, trên biểu đồ cũng thể hiện doanh thu bằng đường màu đỏ với đỉnh điểm là mức 83,174 triệu USD cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2020.
Cũng từ biểu đồ ta có thể thấy khoảng cách giữa chi phí và doanh thu càng về sau càng được đẩy ra xa hơn. Khoảng cách này chính là lợi nhuận mà công ty thu
được hàng năm. Khoảng cách càng gần chứng tỏ lợi nhuận càng ít, khoảng cách càng xa chứng tỏ lợi nhuận thu được ngày càng tăng lên. Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường đều luôn theo đuổi mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Đối với công ty xuất khẩu 100% như BIDIFISCO thì cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Thu được càng nhiều lợi nhuận, công ty sẽ có cơ hội mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị hoặc thêm các sản phẩm bán ra trên thị trường quốc tế. Như vậy, mặc dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng doanh thu ổn định chứng tỏ được vị thế, độ uy tín của công ty đối với các đối tác nước ngoài.
Doanh thu của công ty thu được từ hoạt động xuất khẩu thủy sản ra thị trường nước ngoài là chủ yếu. Ngoài ra, doanh thu khác là từ các hoạt động khác của các chi nhánh như việc buôn bán tổng hợp và kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống,... Trong buôn bán tổng hợp, công ty thu lợi nhuận từ việc buôn bán gỗ, thiết bị vật tư, xăng dầu, phân bón, nông sản,... Đây là một phần nhỏ trong chuỗi kinh doanh của công ty nên quy mô chưa lớn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu được chưa nhiều.
Biểu đồ 2.2: Doanh thu của Công ty theo lĩnh vực giai đoạn 2016 - 2020
(Nguồn: Công ty CP Thủy sản Bình Định)
Theo bảng số liệu 2.2 ở trên cũng như biểu đồ 2.2 ta có thể thấy, doanh thu xuất khẩu thủy sản gấp khoảng ba lần so với doanh thu các hoạt động còn lại. Năm 2016, doanh thu từ xuất khẩu đạt mức hơn 47 triệu USD, gấp 3 lần so với mức doanh thu khác là hơn 15 triệu USD. Đến năm 2017, doanh thu từ xuất khẩu tăng mạnh lên đến 8,5 triệu USD so với năm 2016 và doanh thu khác chỉ tăng khoảng 3 triệu USD. Đến năm 2018, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Công ty CP Thủy sản Bình Định khi doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng lên mức 60 triệu USD. Cụ thể, năm 2018, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đạt 61,2 triệu USD còn doanh thu từ các hoạt động khác cũng chỉ tăng gần 2 triệu USD lên mức 20,4 triệu USD. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của công ty trong việc khai thác được nhu cầu của thị trường. Vào năm 2019, doanh thu này chỉ tăng nhẹ nhưng nhìn chung khá ổn định so với năm trước. Năm 2020, do ảnh hưởng của làn sóng dịch bệnh Covid – 19
nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, nhờ sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của nhà nước nói chung và bản thân công ty nói riêng nên công ty đã tránh được tình trạng lao dốc như các doanh nghiệp khác. So với trước khi có dịch thì doanh thu từ xuất khẩu của công ty khi có dịch chỉ giảm nhẹ ở mức 3 triệu USD.
Như vậy, trong giai đoạn 2016 – 2020, công ty luôn có xu hướng tăng doanh thu từ hoạt động thủy sản trừ năm 2020 do đại dịch nên doanh thu có phần giảm nhẹ. Trong năm 2021, với tình hình dịch bệnh khá phức tạp như hiện nay thì công ty sẽ tập trung theo hướng xuất khẩu sang các đối tác lâu năm thay vì tìm kiếm thị trường mới. Đồng thời, mục tiêu của công ty đề ra trong những năm tiếp theo là giữ vững doanh thu từ các hoạt động khác và tăng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu để tổng doanh thu đạt mức 100 triệu USD.