Theo thống kê của VASEP, Việt Nam xuất khẩu chủ lực là tôm, cá tra, cá ngừ đại dương. Tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng cao và ổn định nhất. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tôm lên đến 3,73 tỷ USD. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào mà công ty thu mua được nên công ty tập trung vào việc đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ đại dương và đây cũng là mặt hàng chủ lực của công ty.
Qua bảng số liệu 2.4 ta có thể thấy sản lượng cá ngừ chiếm khoảng 70% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Do nhu cầu của thị trường nước ngoài, giá cả cũng như đặc điểm của vùng biển Quy Nhơn mà đa phần các tàu cá có lượng cá ngừ khá cao. Trong năm 2016, sản lượng này mới đạt khoảng gần 5.000 tấn với mức doanh thu đạt hơn 32 triệu USD. Đến năm 2017 sản lượng cá ngừ xuất khẩu tăng mạnh lên đến 900 tấn từ mức 4.980 tấn lên 5.885 tấn cá ngừ xuất khẩu. Năm 2018, sản lượng cá ngừ xuất khẩu khẩu tiếp tục đà tăng trưởng và đạt mức 6.467 tấn vào năm 2018.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2019, con số này tăng trưởng ấn tượng hơn với mức tăng 1.705 tấn để đạt giá trị 8.172 tấn cá ngừ xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng mạnh của đại dịch Covid – 19 nên kim ngạch xuất khẩu của công ty đã giảm mạnh còn hơn 41,5 triệu USD với 6.349 tấn thủy sản. Sản lượng lớn cùng với giá thành cao, cá ngừ đại dương không chỉ đem lại doanh thu vượt trội mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho công ty. Tuy nhiên, trong những năm tới, dự báo lượng cá ngừ sẽ giảm xuống, đồng thời tăng lượng cá thu và cá cờ gòn. Theo số liệu của cảng Quy Nhơn cho biết thì sản lượng cá ngừ đánh bắt được của ngư dân đang giảm xuống và sản lượng cá thu, cá cờ lại tăng lên đáng kể nên họ cũng đề nghị công ty nên thay đổi hướng đi để tránh gây thiệt hại.
Bên cạnh cá ngừ, công ty còn tập trung xuất khẩu cá thu, cá cờ gòn, cá cờ kiếm,... Tổng lượng xuất khẩu các mặt hàng này chỉ chiếm khoảng 30% so với tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản của toàn công ty. Đối với mặt hàng cá thu, đây được coi là mặt hàng tiềm năng của công ty trong những năm tiếp theo. Từ năm 2016, sản lượng cá thu xuất khẩu chỉ đạt mức 952 tấn với mức doanh thu chỉ hơn 6 triệu USD. Qua mỗi năm, sản lượng xuất khẩu này lại tăng lên nhẹ và ổn định. Năm 2020, chính ảnh hưởng của đại dịch làm cho sản lượng xuất khẩu của công ty giảm, đồng thời lượng cá thu xuất khẩu cũng giảm. So với năm 2019 thì sản lượng này đã giảm hơn 300 tấn. Tương tự với cá thu, cá cờ gòn cũng có sự tăng lên theo năm từ năm 2016 – 2019 và sụt giảm vào năm 2020. Mức sản lượng xuất khẩu của cá thu và cá cờ gòn chênh lệch không quá lớn và có dấu hiệu gần bằng vào năm 2020. Với tình hình nguyên liệu đầu vào cá thu và cá cờ gòn đang tăng như hiện nay thì dự báo đây sẽ là mặt hàng tiềm năng mà công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới. Cá cờ kiếm là mặt hàng có sản lượng xuất khẩu còn khiêm tốn và dao động trong khoảng từ 400 – 600 tấn mỗi năm.
Bảng 2.5: Kết quả xuất khẩu theo mặt hàng của công ty giai đoạn 2016 – 2020
Tên sản phẩm
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Sản lượng tấn Giá trị USD Sản lượng tấn Giá trị USD Sản lượng tấn Giá trị USD Sản lượng
tấn Giá trị USD Sản lượng tấn
Giá trị USD Cá ngừ 4.980 32.044.320 5.885 37.870.560 6.467 41.616.000 8.172 45.244.800 6.349 41.594.000 Cá thu 952 6.126.120 1.125 7.239.960 1.236 7.956.000 1.362 7.540.800 998 6.536.200 Cá cờ gòn 659 4.241.160 779 5.012.280 856 5.508.000 1.135 6.284.000 907 5.942.000 Cá cờ kiếm 440 2.827.440 520 3.341.520 571 3.672.000 452 2.513.600 454 2.971.000 Khác 293 1.884.960 346 2.227.680 380 2.448.000 229 1.256.800 362 2.376.800 Tổng 7.323 47.124.000 8.654 55.692.000 9.510 61.200.000 11.350 62.840.000 9.070 59.420.00
Hiện tại công ty chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cá cờ gòn, cá cờ kiếm vì nhu cầu của đối tác về mặt hàng này còn hạn chế và nguồn nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này cũng không được nhiều nên công ty không thể tìm kiếm các đối tác mới hay các thị trường mới.
Biểu đồ 2.4: Sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng của công ty giai đoạn 2016 – 2020
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty CP Thủy sản Bình Định)
Qua biểu đồ 2.4 ta có thể thấy rõ được sản lượng cá ngừ chiếm một tỷ lệ rất lớn so với các loại còn lại. Cả cá ngừ, cá thu, cá cơ gòn đều tăng trong giai đoạn 2016 – 2019 và giảm vào năm 2020. Riêng cá cờ kiếm, sản lượng tăng từ năm 2016 đến năm 2018 và trong năm 2019 – 2020 thì sản lượng này giảm. Như vậy, có thể thấy cho đến hiện nay, năm 2019 được xem là năm đỉnh điểm của công ty vì năm 2020 là năm xảy ra dịch bệnh.