Ngành nghề hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP thủy sản bình định (Trang 28 - 29)

Mỗi công ty mở ra đều có một mã số thuế nhất định. Từ mã số thuế để giúp các cá nhân có nhu cầu tìm hiểu sâu về công ty có thể tra cứu và nghiên cứu về hoạt động của công ty. Việc khai báo các thông tin về công ty cũng giúp các cơ quan chức năng giám sát tình hình hoạt động của công ty. Công ty CP Thủy sản Bình

Định được Cục Thuế tỉnh Bình Định quản lý với tên người đại diện là Giám đốc Cao Thị Kim Lan. Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã và đang kinh doanh sáu ngành nghề như sau:

Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của công ty

Mã Ngành

0322 Nuôi trồng thủy sản nội địa

1020 Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản Chi tiết: Chế biến thủy sản

3011 Đóng tàu và cấu kiện nổi

Chi tiết: Đóng mới, sửa chữa tàu thuyền 46322 Buôn bán thủy sản

4690 Buôn bán tổng hợp

Chi tiết: Mua bán gỗ. Mua bán thiết bị, vật tư, hàng hóa phục vụ nghề cá. Mua bán xăng dầu, phân bón, nông sản, nguyên liệu thuốc lá, hàng điện máy, điện lạnh, điện dân dụng, giấy và nguyên liệu làm giấy

56101 Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống Chi tiết: Dịch vụ ăn uống, giải khát.

(Nguồn: Công ty CP Thủy sản Bình Định)

Mỗi chi nhánh chịu trách nhiệm kinh doanh một số ngành nghề khác nhau. Riêng đối với Công ty CP Thủy sản Bình Định, đây là nơi chịu trách nhiệm chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Đồng thời, công ty chịu trách nhiệm buôn bán thủy sản khi đây là nơi xuất khẩu thủy sản 100% ra thị trường nước ngoài. Các chi nhánh nuôi trồng hay thu mua nguồn nguyên liệu đều được đưa về công ty để chế biến trước khi tiến hành xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP thủy sản bình định (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)