Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP thủy sản bình định (Trang 60 - 63)

Thị trường là nơi tiêu thụ các sản phẩm mà công ty sản xuất ra được. Trong năm 2020, không những Công ty CP Thủy sản Bình Định mà các công ty xuất khẩu thủy sản khác trong nước ta đều phải vướng phải mối lo ngại là diễn biến đại dịch

Covid – 19 vẫn đang diễn ra mạnh mẽ ở các thị trường xuất khẩu trọng điểm là Mỹ, EU. Theo The New York Times cập nhật, những ngày đầu tháng 1 tới đầu tháng 2, số ca mắc Covid – 19 đều hơn 100 nghìn người. Càng về sau số ca nhiễm mới có giảm tuy nhiên vẫn còn ở mức rất cao. Tuy sản phẩm không phải là nguồn lây nhiễm dịch bệnh nhưng do tình hình dịch bệnh kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng các khu vực này giảm mạnh. Cùng với đó là chính sách bảo hộ tại hai thị trường lớn này cũng là mối bận tâm cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có BIDIFISCO. Tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mặc dù Tổng thống Joe Biden đã lên thay Tổng thống Donald Trump. Đây không phải là thách thức lâu dài với công ty, tuy nhiên với định hướng mở rộng cơ sở sản xuất đặt ra trong giai đoạn 2021 – 2025 với chi nhánh mới ở Nhơn Hội có công suất hoạt động lớn hơn của công ty hiện tại thì việc tìm kiếm thêm các thị trường tiêu thụ mới là điều cần thiết cho công ty.

Thị trường Trung Đông và châu Phi đang rất được kỳ vọng hiện nay. Đối với Trung Đông, công ty đã tiến hành hợp tác với các đối tác khu vực này rồi nhưng sản lượng vẫn còn hạn chế. Năm 2020, sản lượng xuất khẩu ra thị trường này mới đạt 181 tấn thủy sản. Thị trường châu Phi là một thị trường tiềm năng mà công ty nên thử tìm hiểu. Bởi lẽ, hai khu vực này có nhu cầu lớn về hàng hóa, đặc biệt là hàng nông thủy sản do điều kiện khắc nghiệt, không có điều kiện nuôi trồng thủy sản để đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Thị trường các nước Hồi giáo cũng đang được xem là một “kênh” tiêu thụ tốt giúp công ty có thể đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu của mình. Dân số hồi giáo chiếm gần 25% dân số thế giới, họ có nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thủy sản rất lớn. Vì vậy, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Hồi giáo thông qua các nước có đông người Hồi giáo như Indonesia hay Malaysia là một thị trường tiềm năng mà công ty cần chú ý đến.

Bên cạnh đẩy mạnh xuất khẩu, công ty cũng cần chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh của công ty để các đối tác có điều kiện tìm hiểu. Công ty cần phải đẩy mạnh marketing về công ty, các sản phẩm của công ty trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau để đối tác có thể tìm hiểu. Xúc tiến thương mại cũng là một công cụ hữu hiệu trong việc phát triển mặt hàng, thị trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Công ty có thể tham gia các hội chợ hàng thủy sản để tìm kiếm các đối tác có mong muốn tiêu thụ mặt hàng thủy sản của công ty, các hội thảo về giống, nuôi trồng, chế biến thủy sản để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Như vậy, các nhân viên phòng kinh doanh cần tìm hiểu phong tục tập quán, thông lệ, luật pháp cũng như thông tin về thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối,... của các thị trường này nếu muốn mở rộng xuất khẩu. Việc tìm hiểu nhu cầu, công ty cũng phải đồng thời quảng bá các sản phẩm của công ty, khuyến khích đối tác nhập khẩu cá thu, cá cờ kiếm vì đây là mặt hàng dồi dào của công ty và giá cả hợp lý hơn so với cá ngừ đại dương.

3.3.2 Tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định

Như đã phân tích ở trên, nguyên liệu đầu vào là một bài toán khó cho công ty. Trong giai đoạn 2016 – 2020, tình hình nguyên liệu thủy sản ở các tỉnh thành trong nước cũng như thị trường nước ngoài ngày càng hạn hẹp do việc khai thác quá mức. Cùng với đó là do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, mùa vụ làm cho biến động nguồn nguyên liệu nhập vào công ty. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ra thị

trường thế giới và nâng cao được vị thế của công ty thì yếu tố cần thiết là phải tạo được nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao.

Đối với nuôi trồng thủy sản, công ty cần đẩy mạnh quy hoạch và đầu tư các vùng nuôi thủy sản tập trung, quy mô lớn với công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững. Ngoài xí nghiệp Đề Gi, công ty còn cần mở rộng địa bàn nuôi trồng thủy sản hơn nữa để tăng sản lượng đầu vào cho sản xuất. Quy hoạch các vùng nuôi trồng sao cho có thể hình thành các cụm dân cư, có công trình giao thông, cung cấp điện, nước sinh hoạt, các cơ sở hạ tầng khác. Điều này giúp công ty tìm được công nhân nuôi trồng, thuận tiện trong việc vận chuyển thủy sản từ nơi nuôi trồng đến công ty. Không những thế, việc mở rộng nuôi trồng tạo được việc làm cho người dân khu vực đó, góp phần vào công cuộc giải quyết việc làm cho đất nước. Đồng thời với việc nuôi trồng thì việc đáp ứng các yêu cầu về trước và sau khi tiến hành nuôi trồng là điều cần thiết. Phải có hệ thống thủy lợi, cống, kênh, mương hợp lý đảm bảo cung cấp nguồn nước tốt, xử lý nước thải, chất hại sau khi nuôi. Trong khi quy hoạch, cần phải phối hợp với các ngành Nông, Lâm, Thủy lợi, thống nhất quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn nước để tránh tình trạng đất ngập mặn, ruộng nhiễm mặn cho người dân xung quanh. Để quản lý được môi trường nước, công ty phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát chất lượng môi trường nước, nghiên cứu dự báo kịp thời các nguy cơ dịch bệnh để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Đối với khai thác tự nhiên, nguồn tài nguyên ven bờ nước ta đã cạn kiệt do khai thác quá mức cho phép cộng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, trong khi nguồn lợi thủy sản xa bờ khá phong phú thì chưa được khai thác đúng mức. Hiệu quả của hoạt động khai thác hải sản xa bờ phụ thuộc vào khả năng quản lý, năng lực và trình độ công nghệ của nước ta. Công ty có thể khuyến khích người dân bằng cách tăng giá thu mua nếu người dân áp dụng quy trình xử lý thủy hải sản sau khi đánh bắt, trước khi đưa vào bờ. Vận động người dân cải tiến chất lượng tàu thuyền để tăng hiệu quả đánh bắt. Đa phần ngư dân ra khơi đánh bắt bằng tàu gỗ, trọng tải nhỏ, công suất chưa cao, trang thiết bị thiếu và không đồng bộ. Do vậy, khuyến khích người dân vay vốn, đầu tư nâng cấp tàu thuyền, chuyển từ tàu gỗ sang tàu composite để tăng năng suất đánh bắt.

Còn đối với việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước lân cận, công ty nên tăng cường đẩy mạnh hợp tác, đàm phán để giảm nhẹ thuế xuất khẩu. Công ty cần khuyến khích nước ngoài đầu tư kỹ thuật sơ chế trước khi xuất khẩu. Như thế công ty sẽ tăng hiệu quả chất lượng sản phẩm, giảm thất thoát cho cả bên bán và bên mua. Ngoài ra, mở rộng thị trường thu mua nguyên liệu đầu vào là điều cần thiết bởi vì tránh sự ảnh hưởng của thời tiết. Nếu như khu vực này xảy ra bão thì công ty chuyển sang thu mua khu vực khác để đảm bảo tiến độ sản xuất. Tóm lại, phải luôn luôn có đủ nguồn thu mua nguyên liệu đầu vào để tránh tình trạng gián đoạn trong sản xuất.

Việc nguyên liệu thiếu ổn định là một hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và BIDIFISCO nói riêng. Có thời điểm giá nguyên vật liệu trong nước như cá ngừ đại dương, cá tra tăng cao nhưng người dân cũng không đủ nguồn cá để cung cấp. Điều này khiến cho công ty không thể đủ sức cạnh tranh trong việc thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào nên làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu của công ty. Đồng thời, khi đối mặt với những yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu, nguồn nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn của đối tác ngày càng ít. Do

vậy, không chỉ áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình chế biến, công ty còn phải tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật ngay từ khâu nuôi trồng.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP thủy sản bình định (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)