Đối với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP thủy sản bình định (Trang 68 - 72)

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản là nơi kết nối những doanh nghiệp thủy sản trong nước lại với nhau, là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Để giúp đỡ các doanh nghiệp hơn nữa, VASEP cần phải:

Thứ nhất, nâng cao năng lực trong việc tiếp cận, thu thập, xử lý và truyền đạt

thông tin

Một trong số những hoạt động chính của hội là thu thập và cung cấp thông tin thương mại đến các hội viên. Tuy nhiên Hiệp hội cần phải có độ mở hơn nữa trong việc đưa thông tin đó đến với người dùng. Đối với những người dùng quan tâm đến việc xuất khẩu thủy sản của nước ta thì rất khó lấy được thông tin. Trang chủ của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam không giống như trang chủ của Tổng cục Thống kê hay Tổng cục Hải quan. Người dùng dễ dàng tra cứu bất kỳ số liệu từ hai trang web này nhưng lại khó khăn trong việc tra cứu tại trang web của VASEP. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thường không để lộ quá nhiều về chính doanh nghiệp mình nhưng nếu không phải là hội viên của VASEP thì họ khó có nhiều thông tin về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Do đó, đây là vấn đề mà chính Hiệp hội cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam chưa được công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường mà chỉ được công nhận là một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Do vậy, Hiệp hội cần phải chủ động thu thập thông tin về giá cả ở các thị trường tương tự Việt Nam để có thể tránh được các vấn đề về bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, cần thu thập đầy đủ thông tin để đấu tranh đòi hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với các nước đang phát triển ở trình độ thấp. Mục đích chính khi tham gia hệ thống ưu đãi phổ cập là giúp tăng kim ngạch xuất khẩu trong nước, đặc biệt đây là nơi cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống bán phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu và

pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trường các nước cho hưởng. Như vậy, tham gia vào hệ thống này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung của Việt Nam sẽ được hưởng mức ưu đãi dựa trên mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN). Nhìn chung, thuế suất ưu đãi theo hệ thống này ở mức thấp khoảng vài phần trăm hoặc được miễn hoàn toàn.

Thứ hai, nâng cao khả năng hoạt động của Hiệp hội

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản cần phải nâng cao năng lực hoạt

động của mình hơn nữa. Nâng cao năng lực được thể hiện thông qua việc tăng cường nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về pháp luật quốc tế và kinh doanh quốc tế, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật sao cho tương xứng với sự phát triển kinh doanh và xuất khẩu của ngành hàng, tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội tham gia vào các tổ chức hiệp hội ngành hàng quốc tế. Năng lực hoạt động của Hiệp hội có được tăng cường, củng cố vững mạnh thì Hiệp hội mới có thể phát huy tốt vai trò định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc chủ động đối phó với các rào cản thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thủy sản ra thị trường nước ngoài. Mỗi doanh nghiệp lại lựa chọn cho mình một hướng đi riêng sao cho thu về được lợi nhuận tối đa. Đối với Công ty CP Thủy sản Bình Định, xuất khẩu thủy sản không chỉ đem về lợi nhuận cho công ty mà còn giúp công ty có được uy tín thông qua chất lượng sản phẩm của mình. Bài nghiên cứu đã phân tích tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn 2016 – 2020. Công ty đã thu được bao nhiêu, lợi nhuận bao nhiêu với lợi thế ở mặt hàng nào hay đâu là thị trường tiềm năng cho công ty đã được nêu rõ trong bài nghiên cứu. Từ những phân tích về thực trạng, tác giả phân tích đâu là những yếu tố tích cực mà công ty có thể đẩy mạnh áp dụng và những yếu tố tiêu cực mà công ty cần có biện pháp thích hợp để cải thiện. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được trong giai đoạn 2016 – 2020.

Từ những nguyên nhân trên, tác giả đã đưa ra giải pháp giúp công ty có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các giải pháp đều bắt nguồn từ các nguyên nhân, các hạn chế còn tồn tại của công ty mà trong quá trình tiếp xúc tác giả đã nghiên cứu tìm ra được. Bên cạnh gợi ý các giải pháp, tác giả cũng nêu ra quan điểm của mình đối với Nhà nước và Hiệp hội chuyên ngành để có sự quan tâm sâu sắc hơn với công ty nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tron nước nói chung. Đây tuy là quan điểm cá nhân nhưng tác giả đều dựa vào tình hình thực tế mà có những ý kiến đóng góp.

Một lần nữa, em xin cảm ơn Công ty CP Thủy sản Bình Định, đặc biệt là các anh chị phòng Kinh doanh đã cho em cơ hội học tập, tiếp thu kiến thức, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thiện bài nghiên cứu. Chúc công ty luôn gặt hái được nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm của công ty ngày càng được khách hàng tín nhiệm và là doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín trên trường quốc tế. Em cũng cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Th.S Phạm Thị Quỳnh Liên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp em hoàn thành bài nghiên cứu này và em cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô về bài làm của mình.

Bài nghiên cứu này dựa trên những tài liệu cung cấp của công ty và thông tin trên trang chủ của công ty. Do thời gian có hạn và nhận thức chưa sâu nên bài nghiên cứu không tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của anh chị trong công ty và quý thầy cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Luật Thương mại Việt Nam 2005

2.Bùi Thị Thùy Chi (2005), “Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, Nhà xuất bản Hà Nội.

3. Dương Hữu Hạn (2008), “Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập

khẩu”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2012), “Giáo trình Kinh tế Quốc tế

- Đại học Kinh tế quốc dân”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Đỗ Quốc Dũng (2015), “Nghiệp vụ ngoại thương”, Nhà xuất bản Tài chính,

Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Tiến (2017), “Cẩm nang Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại

thương”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

7.Dân kinh tế, “Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thúc đẩy thủy sản

vào thị trường Mỹ”,

http://www.dankinhte.vn/nhung-nhan-to-anh-huong-den-kha-nang-thuc-day-xuat- khau-thuy-san-vao-thi-truong-my/, ngày truy cập 5/5/2021.

8.Bộ Công thương Việt Nam, “Dấu mốc lịch sử trên đại lộ “hội nhập””,

http://moit.gov.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print_cms.jsp?articleId=21907, ngày truy cập 6/5/2021.

9. Công ty CP Thủy sản Bình Định

http://www.bidifisco.com/ , ngày truy cập 20/4/2021.

10. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

http://vasep.com.vn/gioi-thieu/tong-quan-

nganh?fbclid=IwAR0yq6Q3nYbz2Bnux8xWaxmfcPHChOWDbkVgZv1Rcw9zMe hXhLTvU1GrA_Q, ngày truy cập 2/5/2021.

11. Tổng cục Hải quan

https://www.customs.gov.vn/default.aspx?fbclid=IwAR2v85HO0CRgKnPGQihjs4 g94twxne6F6el_mxnHDK3WwYQ77TC_Je6jr9U , ngày truy cập 29/4/2021.

12. Tổng cục Thống kê

https://www.gso.gov.vn/?fbclid=IwAR2w_rBMpUdNg-

Ab8aLHi2q1sFMomM3uwSU1IVpb7MYYGzHvwxXS6fFIsOU , ngày truy cập

29/4/2021.

13. Tổng cục Thủy sản

https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/T%E1%BB%95ng-c%E1%BB%A5c- Th%E1%BB%A7y-

s%E1%BA%A3n/fbclid/IwAR0zfjZTnb7GnEwD1fkdNJFi3Z846W5bxa_P7MHBst vmfulLsYCFra1GCog , ngày truy cập 29/4/2021.

14.Trung tâm tư vấn thương mại trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM, “Quy trình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu”,

http://icccftu.vn/quy-trinh-xuat-khau-hang-hoa-cua-doanh-nghiep-kinh-doanh-xuat- nhap-khau, ngày truy cập 4/5/2021.

15.Công ty CP Thủy sản Bình Định – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP thủy sản bình định (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)