Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục mở rộng hợp tác ra các thị trường để mở đường cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Chính những đàm phán, thỏa thuận sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trên con đường vươn ra thị trường thế giới. Hơn thế nữa, Nhà nước cần phải có những trao đổi với các nước để giúp thông thoáng hơn các tiêu chuẩn, quy định, các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu để tránh tình trạng hàng hóa thủy sản bị trả lại sau khi xuất đi. Việc trả lại không chỉ gây tổn thất cho doanh nghiệp mà còn làm giảm độ uy tín của công ty nói riêng và cả nước nói chung. Đối tác sẽ trở nên e dè trong việc hợp tác dài hạn trong tương lai.
Thứ hai, Nhà nước cần tiến hành rà soát các cơ sở nuôi trồng thủy sản, xử phạt
nghiêm khắc đối với nhũng cơ sở không áp dụng đúng quy định về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu là những nguyên liệu tốt, sạch, an toàn nhất. Hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh vì ham lợi nhuận đã sử dụng hóa chất, thuốc kích thích để rút ngắn thời gian thu hoạch lại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
Thứ ba, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ cho vay vốn đối với
doanh nghiệp xuất khẩu và cả ngư dân. Doanh nghiệp xuất khẩu lớn cần nhiều vốn để thực hiện các hợp đồng và cũng cần để nâng cấp cơ sở hạ tầng của mình sao cho đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngư dân mặc dù có kinh nghiệm trong việc đánh bắt hải sản nhưng do không đủ điều kiện để đầu tư tàu thuyền. Có nhiều hộ gia đình vay vốn Nhà nước nhưng chưa đủ nên phải vay thêm những khoản vay bên ngoài với lãi suất cao. Điều này đã làm cho ngư dân vướng phải vấn nạn lãi chồng lên lãi. Họ thu được lợi nhuận sau mỗi chuyến ra khơi lại phải trả vào các khoản tiền lãi vay. Do vậy, Nhà nước cần hỗ trợ ngư dân trong việc đóng tàu thuyền truyền thống hay nâng cấp tàu gỗ lên tàu thép nhằm nâng cao năng suất khai thác. Đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp rất cần khoản vay của Nhà nước để nâng cấp cơ sở hạ tầng hay mở rộng cơ sở sản xuất. Công ty CP Thủy sản Bình Định là một minh họa điển hình. Với việc mở rộng chi nhánh Nhơn Hội cần rất nhiều vốn bởi đây được kỳ vọng sẽ tăng trưởng gấp đôi so với tổng công ty hiện tại.
Thứ tư, Nhà nước nên tăng cường đầu tư chi phí tổ chức các hội thảo chuyên
nối giữa các doanh nghiệp với nhau, cũng là nơi để doanh nghiệp bày tỏ những vướng mắc mình hiện đang gặp phải hoặc là nơi chia sẻ những kinh nghiệm để cùng nhau phát triển ngành thủy sản nước ta hơn nữa. Đồng thời, Nhà nước cũng cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy định phù hợp với quốc tế. Việt Nam hiện có rất nhiều tiêu chuẩn nhưng chỉ một số trong đó thống nhất với tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều khi hàng thủy sản Việt Nam đã đáp ứng tiêu chuẩn trong nước nhưng khi ra thị trường quốc tế lại không được chấp nhận nên gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp. Do vậy, Nhà nước cần có sự thống nhất về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật với quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hơn trong quá trình xuất khẩu.
Thứ năm, Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng để thuận lợi hơn cho quá trình
vận chuyển nội địa. Đường sá ở Việt Nam vẫn chưa được nâng cấp. Mặc dù Nhà nước đã cho các đội thi công chắp vá các hầm hố, ổ gà, ổ voi xuất hiện trên đường nhưng với việc những xe chở các container lớn qua lại nhiều thì mặt đường cũng trong thời gian ngắn sẽ lại hỏng. Do vậy, Nhà nước cần phải tăng cường hợp tác, kêu gọi các nhà đầu tư đấu thầu các công trình mở rộng mặt đường, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố lớn. Cơ sở vật chất của các cảng ở Việt Nam còn thô sơ lạc hậu. Điều này là kéo dài thời gian giao hàng cho các doanh nghiệp. Như vậy, về lâu dài, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để họ đem lại giá trị cao hơn cho nước ta.