4. Kết cấu của đề tài gồm
1.5.1.3. Hoạt động đầu ra
- Đơn vị sử dụng ngân sách chưa trực tiếp nhận thông tin đầu ra của phân hệ PO trong TABMIS mà phải qua trung gian KBNN nơi giao dịch: mục tiêu chính của phân hệ chức năng PO trong TABMIS là cung cấp các dữ liệu cần thiết giúp cho đơn vị sử dụng ngân sách quyết định ký kết hợp đồng với một nhà cung cấp
hàng hóa, dịch vụ và đảm bảo không tạo ra các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán
NSNN còn lại được sử dụng. Tuy nhiên, do đơn vị sử dụng ngân sách chưa truy cập
hoặc giao diện được với TABMIS nên chưa trực tiếp tiếp nhận thông tin đầu ra của
phân hệ PO trong TABMIS mà phải tiếp nhận gián tiếp qua trung gian tại nơi giao
dịch của KBNN. Những thông tin cần thiết (như thông tin về số dư dự toán còn
được sử dụng, thông tin về nhà cung cấp, thông tin về hợp đồng, thông tin về cam
kết chi) được cung cấp một cách ít ỏi (thông báo phê duyệt, thông báo từ chối phê duyệt) và gián tiếp qua trung gian KBNN sẽ không kịp thời, thuận tiện và quan trọng hơn là làm giảm tính hữu ích đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Các đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện kế toán CKC tại đơn vị mình như một cơ sở đầu tiên để thực hiện kế toán dồn tích: kế toán CKC là bước đầu tiên trong quá trình chuyển từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích, gồm 4 giai đoạn chính
: kế toán CKC (ghi chép việc dành dự toán tương ứng với giá trị các hàng hóa, dịch
vụ trong đề nghị CKC); kế toán dồn tích (ghi chép giá trị hàng hóa, dịch vụ được
cung cấp tạo nên tài sản hoặc công nợ); kế toán thanh toán (ghi chép các khoản thanh toán đến hạn trả) và kế toán chi trả (ghi chép việc trả tiền). Thế nhưng theo cơ
chế hiện nay, kế toán CKC chỉ được thực hiện trên hệ thống kế toán nhà nước áp
dụng cho TABMIS tại KBNN mà chưa được thực hiện trên hệ thống kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Điều đó cũng có nghĩa là kế toán CKC chưa đóng vai
trò là cơ sở đầu tiên để thực hiện kế toán dồn tích tại các đơn vị sử dụng ngân sách, và điều này có thể tác động đến cơ chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua
KBNN Đồng tháp.