4. Kết cấu của đề tài gồm
3.2.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước
- Sửa đổi quy trình kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước: đưa cam kết chi ngân sách nhà nước thực hiện trong quy trình kiểm soát chi NSNN.
- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, với việc xây dựng mạng lưới
truyền thông gồm 1 Phụ trách truyền thông và các Tuyên truyền viên được lựa chọn
từ các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố trong toàn quốc và hoạt động theo hình thức
bổ sung thêm một vài cán bộ thuộc Phòng kiểm soát chi, Phòng Kế toán KBNN
tỉnh, thành phố).
- Đề nghị Cục Công nghệ thông tin – Kho bạc Nhà nước xem xét hoàn thiện
quy trình xử lý nghiệp vụ cam kết chi trên hệ thống.
- Đối với các dự án có nhiều nguồn vốn thanh toán có cam kết chi, tại màn hình kiểm soát của Trưởng phòng cần thể hiện đúng số tiền cam kết chi theo từng
nguồn vốn để kiểm soát đúng theo cam kết chi giấy của đơn vị, để thuận tiện cho
việc kiểm soát.
- Cơ quan tài chính thu hẹp dần hình thức chi NSNN bằng lệnh chi tiền, các đơn vị sử dụng ngân sách hạn chế hình thức ghi thu – ghi chi, tiến tới thông nhất
một hình thức chi theo dự toán.
3.2.4. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp
- Mặc dù đội ngũ cán bộ, công chức KBNN đã tích lũy được kinh nghiệm
thực tế qua quá trình thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN và kỹ năng
sử dụng thành thạo các phân hệ chức năng của TABMIS qua quá trình triển khai TABMIS, nhưng cam kết chi và quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN là một
nghiệp vụ tương đối phức tạp, lên quan đến nhiều đối tượng, quy trình chưa thật
hoàn chỉnh, vì vậy, cần thiết phải có kế hoạch đào tạo chuyên sâu để hỗ trợ mọi người tham gia có thể nhanh chóng thực hiện thành thạo công việc của mình trong nghiệp vụ này.
- Hàng năm thực hiện Hội nghị khách hàng để hướng dẫn đơn vị sử dụng
NSNN, chủ đầu tư (BQLDA) những quy định mới có liên quan đến kiểm soát chi
nói chung và công tác kiểm soát cam kết chi nói riêng, cũng như nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để có hướng xử lý kịp thời.
- Bố trí cán bộ xử lý trung tâm tỉnh là những cán bộ am hiểu chuyên sâu về
hệ thống TABMIS và khả năng sử dụng vi tính thành thạo.
- Đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện làm việc nhất là hạ tầng công nghệ
thông tin cho cán bộ công chức trong hệ thống KBNN Đồng Tháp.
các kiến nghị nhằm hoàn thiện, khắc phục các hạn chế trên cơ sở phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước
Đồng Tháp được nêu ở chương 2 của đề tài.
Bên cạnh đó, để công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN ngày một hiệu quả hơn, đòi hỏi phải thực một cách đồng bộ, thống nhất và song cùng giữa công tác hoàn thiện hệ thống các văn bản, hoàn thiện quy trình xử lý nghiệp vụ trên hệ thống TABMIS với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
công chức và đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức một cách có hiệu quả,...
KẾT LUẬN
Quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN không phải là vấn đề
mới đối với mô hình kho bạc của các nước trên thế giới nhưng lại là một cơ chế
quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN tương đối mới đối với hệ thống KBNN nước ta. Qua tìm hiểu việc triển khai, thực hiện cam kết chi ở một vài nước, việc
triển khai cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi trong thực tế thường vấp phải
nhiều vướng mắc, khó khăn và phải mất nhiều thời gian mới có thể thực hiện phù hợp, hiệu quả.
Việc triển khai thành công công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi tại tỉnh Đồng Tháp đã góp phần hỗ trợ cơ quan Tài chính, chính quyền địa phương trong
việc lập ngân sách trung hạn; đối với đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát cam kết
chi hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu ngân sách, ngăn chặn nợ đọng trong thanh toán, góp phần đảm bảo an ninh tài chính,…giúp các cơ quan quản lý như Tài chính, Kho
bạc kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi lập dự toán đến khi phân bổ
ngân sách, ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa, tài sản, dịch vụ và thanh toán, ngăn
chặn tình trạng nợ đọng trong chi tiêu công, củng cố kỷ luật tài khóa.
Với kết cấu gồm 3 chương, đề tài đã giải quyết cơ bản được một số vấn đề,
thể hiện ở các nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Chương 2: Mô tả thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp.
Tuy nhiên, dù đã giải quyết tương đối tốt các mục tiêu đề ra nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi một số hạn chế như:
Hạn chế thuộc về phạm vi điều tra: nghiên cứu về đối tượng điều tra phải được thực hiện trên phạm vi rộng (bao gồm các đơn vị Kho bạc Nhà nước Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các huyện trên toàn quốc) thì mới
có ý nghĩa toàn diện. Do khả năng và nguồn lực có hạn nên đề tài chỉ tiến hành
điều tra trong một phạm vi hẹp, gồm các đối tượng thuộc các tổ chức có liên
quan đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Hạn chế thuộc về kỹ năng điều tra: do không chuyên nghiệp trong lĩnh vực điều tra nên kỹ năng điều tra chưa thật tốt, có thể đối tượng điều tra trả lời chưa
thật khách quan, làm cho chất lượng điều tra chưa cao.
Và chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót mà với kiến thức và khả năng hạn
hẹp, tác giả vẫn chưa nhận ra trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, tác giả rất mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của quý Thầy, Cô và Hội đồng cùng các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiệnhơn./.
1. Bộ Tài chính, Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định tại nghị định số 192/2013/nđ-cp ngày 21 tháng 11 năm 2013 của chính phủ.
3. Bộ Tài chính, Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc.
4. Bộ Tài chính, Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
5. Bộ Tài chính, Quyết định số 3281/QĐ-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị nhập dự toán chi ngân sách trung ương hàng năm vào Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Bộ Tài chính, Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính v/v Hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và KBNN.
8. Bộ Tài chính, Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 Hướng chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
9. Chính phủ, Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà
10. Chính phủ, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.
11. Cục Thống kê Đồng Tháp, niêm giám thống kê năm 2016-2018.
12. Kho bạc Nhà nước, Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN Ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
13. Kho bạc Nhà nước, Công văn số 1532/KBNN-CNTT ngày 31/07/2013 của Kho bạc Nhà nước điều chỉnh mẫu số 01 công văn số 507/KBNN-THPC.
14. Kho bạc Nhà nước, Công văn số 507/KBNN-THPC ngày 22/03/2013 của Kho bạc Nhà nước hướng dẫn thực hiện Thông tư số 113/2008/TT-BTC về quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.
15. Kho bạc Nhà nước và KBNN Đồng Tháp, Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2016-2018.
16. Quốc hội 2015, Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
17. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
18. Trần Văn Viển, 2016. KBNN Thái Bình: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý,
kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước. Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 164 trang 25-27.
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TẬP TRUNG Nội dung câu hỏi cơ
bản
Tổng hợp nội dung các ý kiến phát biểu
1. Để thực hiện tốt cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, theo anh, chị, KBNN Đồng Tháp cần phải làm tốt các vấn đề gì?
- Các hoạt động chủ yếu:
+ Hoạt động đầu vào: các dữ liệu đầu vào từ các đề
nghị cam kết chi NSNN của các đơn vị sử dụng ngân
sách phải được KBNN nhập vào phân hệ PO của
TABMIS một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. + Vận hành: quy trình nghiệp vụ quản lý, kiểm soát
cam kết chi NSNN qua KBNN phải đảm bảo tính pháp
lý của hồ sơ cam kết chi và ngăn chặn được các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán chi NSNN còn được sử dụng của đơn vị sử dụng ngân sách.
+ Hoạt động đầu ra: kết quả kiểm soát cam kết chi
NSNN qua KBNN phải được thông tin đầy đủ, kịp thời
đến đơn vị sử dụng ngân sách.
+ Hoạt động thực hiện các thủ tục hành chính trong giao dịch giữa KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách:
các thủ tục tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản và thuận tiệncho đơn vị sử dụng
ngân sách.
- Các hoạt động hỗ trợ:
+ Hệ thống thông tin quản lý: TABMIS phải được thực
hiện một cách hiệu quả để hỗ trợ quản lý và kiểm soát
cam kết chi NSNN về mặt công nghệ.
+ Tổ chức bộ máy: hoạt động sắp xếp, tổ chức các
quy trình quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN theo định hướng “một cửa”.
+ Nguồn nhân lực: công chức KBNN thực hiện giải
quyết và trả kết quả hồ sơ đúng thời gian quy định; giải
quyết dứt điểm các thắc mắc, khiếu nại; làm việc đúng
giờ; thái độ đúng mực; trang phục lịch sự, gọn gang,…
+Đào tạo và truyền thông: KBNN phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
KBNN có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN để họ hiểu và thực hiện đúng quy trình và phải thực hiện tốt công tác
truyền thông để các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ
chức liên quan hiểu và tích cực tham gia công tác quản
lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.
- Các nhân tố của hoạt động đầu vào:
+ Do các đơn vị sử dụng ngân sách chưa truy cập hay
giao diện được với TABMIS nên việc nhập dữ liệu cam
kết chi (lẽ ra do đơn vị sử dụng ngân sách nhập vào TABMIS và Kho bạc chỉ kiểm soát) được phân công lại
cho KBNN nhập thủ công vào TABMIS sẽ làm giảm
chất lượng và tính chính xác, đồng thời có thể gây nên những hạn chế cho hoạt động đầu vào của việc thực
hiện cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN
qua KBNN.
+ Việc nhập dữ liệu đầu vào phân hệ PO của TABMIS
từ các đề nghị cam kết chi của các đơn vị sử dụng ngân
sách tạo ra một khối lượng công việc khá lớn (dữ liệu
2. Thực hiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Đồng Tháp nói riêng, theo Anh, Chị, thì cơ chế này sẽ chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố nào? Anh, Chị có thể cho biết cụ thể các nhân tố đó là gi?
KBNN Đồng Tháp khi thực hiện quản lý, kiểm soát
cam kết chi NSNN qua KBNN.
- Nhân tố về hoạt động vận hành:
+ Việc thực hiện hai nguyên tắc chi theo dự toán và thanh toán trực tiếp trong quy trình quản lý và kiểm
soát chi NSNN qua KBNN.
+ Quy định KBNN thực hiện kiểm soát đề nghị cam kết chi NSNN sau khi đơn vị sử dụng ngân sách đã ký kết
hợp đồng với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ tỏ ra chưa đủ hiệu lực để ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong
thanh toán hiện nay và tạo ra hạnh chế cốt lõi của KBNN Đồng Tháp khi thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.
+ Do chưa có chế tài đủ mạnh nên quy định các đơn vị
sử dụng ngân sách phải gửi đến KBNN nơi giao dịch đề
nghị cam kết chi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ
ngày ký hợp đồng với nhà cung cấp dễ bị vi phạm và dễ
xảy ra trường hợp đề nghị cam kết chi và yêu cầu thanh
toán của đơn vị sử dụng ngân sách được gửi đến KBNN nơi giao dịch cùng một lúc, làm cho việc kiểm soát cam kết chi của KBNN chỉ mang tính hình thức, khối lượng
công việc của KBNN Đồng Tháp tập trung dồn vào thời điểm thanh toán, chi trả và nhất là vào thời điểm cuối niên độ ngân sách, và tất nhiên, đã tạo áp lực không đáng có đối với KBNN Đồng Tháp khi thực hiện cơ chế
quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN. + Cơ chế uản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua
NSNN có giá trị lớn, rủi ro cao nhưng chi theo hình thức khác (lệnh chi tiền, chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị giao dịch với Kho bạc,…) sẽ tạo nên hạn chế