Phân tích kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ yếu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp (Trang 56 - 61)

4. Kết cấu của đề tài gồm

2.5.5.1. Phân tích kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ yếu

yếu:

09 nhân tố được nhận dạng trong giai đoạn nghiên cứu định tính đối với

nhóm nhân tố thuộc hoạt đồng chủ yếu, gồm : 02 nhân tố: dữ liệu đầu vào chưa được truyền nhận trực tuyến hoặc qua giao dịch điện tử và khối lượng dữ liệu đầu

vào lớn xuất phát từ nhóm hoạt động đầu vào; 04 nhân tố: quy định đề nghị cam kết chi sau khi đã ký hợp đồng, nguyên tắc chi theo dự toán và thanh toán trực tiếp, dễ

vi phạm quy định gửi đề nghị cam kết chi sau khi ký hợp đồng 10 ngày, chưa kiểm

soát CKC được với những khoản chi giá trị lớn, rủi ro cao nhưng chưa chi theo hình thức dự toán xuất phát từ nhóm hoạt động vận hành; 03 nhân tố: dữ liệu đầu ra chưa được truyền nhận trực tuyến hoặc qua giao dịch điện tử, đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện kế toán CKC làm cơ sở đầu tiên cho kế toán dồn tích xuất phát từ

nhóm hoạt động đầu ra; 01 nhân tố:KBNN Đồng Tháp chưa có quy trình tiếp nhận

và trả kết quả kiểm soát chi đơn giản, thuận tiện, công khai, minh bạch. Kết quả điều tra 85 đối tượng bằng bảng câu hỏi điều tra để tìm ra các nhân tố chủ yếu trong số 09

nhân tố nêu trên được cho bởi bảng 2.3:

Bảng 2.3: Kết quả điều tra các nhóm nhân tố thuộc hoạt động chủ yếu

Tiêu chí Điểm 1 (Hoàn toàn không đồng ý) Điểm 2 (Không đồng ý) Điểm 3 (Không có ý kiến) Điểm 4 (Đồng ý) Điểm 5 (Hoàn toàn đồng ý) Nhân tố 1 8,0% 34,0% 40,0% 18,0% Nhân tố 2 36,0% 54,0% 10,0% Nhân tố 3 9,0% 39,0% 52,0% Nhân tố 4 54,0% 38,0% 8,0% Nhân tố 5 8,0% 38,0% 54,0% Nhân tố 6 6,0% 34,0% 58,0% 2,0% Nhân tố 7 4,0% 32,0% 54,0% 10,0% Nhân tố 8 16,0% 33,0% 51,0% Nhân tố 9 4,0% 13,0% 24,0% 59,0%

Nhìn vào bảng kết quả điều tra, chúng ta có thể thấy ngay hai nhân tố: nhân tố 3 “quy định đề nghị CKC sau khi đã ký hợp đồng” và nhân tố 5 “dễ vi phạm quy định gửi đề nghị CKC sau khi ký hợp đồng 10 ngày làm việc” thuộc nhóm hoạt động vận hành có số lượng đối tượng điều tra trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng

ý” chiếm tỉ lệ rất cao (trên 90%). Kết quả này phù hợp với thực tế là nếu đề nghị

CKC được gửi đến KBNN thực hiện “dành dự toán” sau khi đơn vị sử dụng ngân

sách ký hợp đồng thì rất khó ngăn chặn các đơn vị sử dụng ngân sách (tạm ứng các

nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hợp đồng đã ký kết) tạo ra các khoản nợ

phải trả vượt quá dự toán NSNN còn được sử dụng và do đó, không đạt được mục đích chính của cơ chế là hạn chế tình trạng nợ đọng trong thanh toán. Mặt khác, do

không có chế tài đủ mạnh để ràng buộc các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi đề

nghị CKC đến KBNN không quá 10 ngày sau khi ký hợp đồng nên rất dễ bị vi

phạm và rất dễ đưa tới trường hợp đề nghị CKC và yêu cầu thanh toán của đơn vị

sử dụng ngân sách được gửi đến KBNN cùng một lúc. Trong trường hợp này, cơ

chế quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN chỉ còn mang tính hình thức, vì chẳng khác gì với cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN hiện nay.

Riêng, đối với nhân tố 4 về “kiểm soát và thực hiện nguyên tắc chi theo dự toán và nguyên tắc thanh toán trực tiếp” có 54% số đối tượng điều tra trả lời “không đồng

ý”, trả lời “đồng ý” chỉ đạt 8%. Kết quả này phản ảnh khách quan thực tế hiện nay là đối với hai nguyên tắc chi theo dự toán và thanh toán trực tiếp (theo Luật NSNN) được tuân thủ một cách tương đối nghiêm túc nên không ảnh hưởng lớn đến hiệu

quả của việc thực hiện quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN. Vì vậy, nhân

tố này chưa phải là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu.

Kết quả này phản ảnh kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Đồng Tháp trong quá trình thực hiện quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo cơ chế hiện hành đã giúp cho họ thực hiện kiểm soát tính pháp lý của hồ sơ, tài

liệu cam kết chi được tốt hơn chứ không làm ảnh hưởng đến kỹ thuật dành dự toán để ngăn chặn các đơn vị sử dụng ngân sách tạo ra những khoản nợ vượt quá dự toán

vậy, nhân tố này không phải là nhân tố chủ yếu.

Cũng thuộc nhóm hoạt động vận hành, nhân tố 6 “chưa kiểm soát CKC được với những khoản chi giá trị lớn, rủi ro cao nhưng chưa chi theo hình thức dự toán”

có số lượng đối tượng điều tra trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỉ lệ

thấp hơn hai nhân tố nêu trên nhưng vẫn đạt tỷ lệ 60% nên vẫn được cho là nhân tố

chủ yếu. Kết quả này phản ảnh một thực tế là kỹ thuật “dành dự toán”, được hỗ trợ

bởi phân hệ chức năng PO trong TABMIS, chỉ phù hợp với các khoản chi thực hiện

theo hình thức dự toán mà không phù hợp với những khoản chi thực hiện theo các

hình thức khác (chi bằng lệnh chi, chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị giao dịch

với KBNN, chi bằng hiện vật và ngày công lao động, ghi thu ghi chi) mặc dù đó là

những khoản chi có giá trị lớn, rủi ro cao.

Trong nhóm các hoạt động đầu vào, nhân tố 2 “dữ liệu đầu vào chưa được truyền nhận trực tuyến hoặc qua giao dịch điện tử”, đã nhận được 64% số đối tượng điều tra trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”. Kết quả đó phản ảnh tình trạng nhập thủ công các dữ liệu CKC vào phân hệ PO của TABMIS từ các giấy đề

nghị CKC của đơn vị sử dụng ngân sách sẽ tốn nhiều thời gian và không tránh khỏi

rủi ro, nhầm lẫn do con người gây ra, đồng thời, phản ảnh tình trạng chưa thuận

tiện, chưa kịp thời và chưa đầy đủ trong việc tiếp nhận những thông tin cần thiết (số dư dự toán còn lại được sử dụng, thông tin về nhà cung cấp, thông tin về hợp đồng,

thông tin về CKC) từ TABMIS một cách gián tiếp qua trung gian các đơn vị KBNN. Đối với nhân tố 1 “khối lượng dữ liệu đầu vào lớn” phản ảnh hệ quả tất

yếu của nhân tố này là khi nhập thủ công dữ liệu cam kết chi vào phân hệ PO của

TABMIS từ các giấy đề nghị CKC của đơn vị sử dụng ngân sách thì KBNN phải

chịu áp lực của khối lượng công việc phát sinh lớn. Mặc dù theo quy định hiện nay, đã có bước điều chỉnh là giảm áp lực của khối lượng công việc bằng quy định chỉ

thực hiện quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN đối với những hợp đồng có

giá trị lớn (từ 200 triệu đồng trở lên đối với chi thường xuyên hoặc từ 01 tỷ đồng trở lên đối với chi đầu tư thay vì là 100 triệu đồng trở lên đối với chi thường xuyên hoặc từ 500 triệu đồng trở lên đối với chi đầu tư). Điều đó được phản ảnh bởi kết

quả 58% số đối tượng điều tra trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” và có thể đánh giá nhân tố này (khối lượng dữ liệu đầu vào lớn) vẫn là nhân tố chủ yếu.

Tương tự, nhân tố 7 “dữ liệu đầu ra chưa được truyền nhận trực tuyến hoặc qua giao dịch điện tử” trong nhóm các hoạt động đầu ra nhận được 64% số đối tượng điều tra trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý. Kết quả đó phản ảnh tình trạng các đơn vị sử dụng ngân sách phải tiếp nhận một cách gián tiếp qua trung gian các đơn vị KBNN những thông tin cần thiết (số dư dự toán còn lại được sử dụng,

thông tin về nhà cung cấp, thông tin về hợp đồng, thông tin về cam kết chi) từ

TABMIS và sẽ không tránh khỏi những hạn chế như chưa thuận tiện, chưa kịp thời và chưa đầy đủ.

Cũng nằm trong nhóm các hoạt động đầu ra nhưng nhân tố 8 “đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện kế toán cam kết chi làm cơ sở đầu tiên cho kế toán dồn tích” không nhận được sự đồng thuận của các đối tượng điều tra khi có đến 49% số đối tượng điều tra trả lời “không đồng ý” (33%) và “hoàn toàn không đồng ý”

(16%) và có thể đánh giá nhân tố này (đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện kế

toán cam kết chi làm cơ sở đầu tiên cho kế toán dồn tích) không đủ tiêu chuẩn là nhân tố chủ yếu. Kết quả đó nằm ngoài dự kiến của giai đoạn nghiên cứu định tính

và có thể được giải thích rằng việc đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện kế toán

cam kết chi không liên quan đến việc quản lý và kiểm soát cam kết chi của KBNN Đồng Tháp, và vì vậy, không phải là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN của KBNN Đồng Tháp.

Cuối cùng, kết quả điều tra nhân tố 9 “KBNN Đồng Tháp chưa có quy trình tiếp nhận và trả kết quả kiểm soát chi đơn giản, thuận tiện, công khai, minh bạch”

của hoạt động thực hiện thủ tục hành chính có số lượng đối tượng điều tra trả lời “đồng ý” chiếm tỉ lệ 59%, đủ để đánh giá nhân tố này là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.

Kết quả điều tra trên cho thấy, trong 09 nhân tố nêu trên chỉ có 07 nhân tố

chủ yếu có tỷ lệ đồng ýđạt trên 50%. Riêng hai nhân tố: “đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện kế toán cam kết chi làm cơ sở đầu tiên cho kế toán dồn tích”

nhân tố “kiểm soát và thực hiện nguyên tắc chi theo dự toán và nguyên tắc thanh toán trực tiếp” không phải là nhân tố chủ yếu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)