Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp (Trang 74)

4. Kết cấu của đề tài gồm

3.2. Một số kiến nghị khác

Cho đến thời điểm hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh cơ chế

này chỉ có duy nhất Thông tư số 113/200//TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài

chính v/v hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho

bạc Nhà nước và Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính. Cơ sở pháp lý như vậy là chưa đủ mạnh để có thể

ràng buộc các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện một cách triệt để.

Vì vậy, kiến nghị Chính phủ:

- Kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội bổ sung thủ tục thực hiện cam kết chi

và kiểm soát cam kết chi vào trình tự chấp hành chi NSNN tại các đơn vị sử dụng ngân sách và KBNN quy định tại điều 56, Chương V, Luật NSNN số 83/2015/QH13. Trong điều này, cần có quy định giao trách nhiệm cho Bộ trưởng

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục thực hiện cam kết chi và kiểm soát cam kết

chi (bên cạnh phương thức thanh toán trực tiếp) phù hợp với điều kiện thực tế.

- Đề nghị bổ sung những quy định chung về cam kết chi NSNN trong Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật NSNN, nhằm tạo ra nền tảng pháp lý mạnh cho việc thực hiện cam

kết chi. Theo đó cần quy định rõ trách nhiệm, những nội dung cơ bản của cam kết chi NSNN như đối tượng, mức phải cam kết chi, thời hạn gửi cam kết chi,…quy

định trách nhiệm của cơ quan Tài chính khi không thực hiện nhập đầy đủ, kịp thời

dự toán ngân sách đã được phân bổ vào hệ thống TABMIS.

21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc

gia; kho bạc nhà nước. Theo đó, nâng mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về cam kết chi NSNN qua KBNN.

- Bổ sung thêm Điều, Khoản về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm

về nhập và phê duyệt dự toán trên hệ thống TABMIS vượt quá thời gian quy định (trường hợp vượt quá thời gian 3 ngày làm việc).

3.2.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính.

Sửa đổi Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính v/v hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 08/2013/TT- BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc Nhà nước:

- Quy định đối tượng phải thực hiện cam kết chi NSNN qua KBNN bao gồm đối với ngân sách xã và các công trình, dự án do cấp xã làm Chủ đầu tư.

- Quy định đối với các hình thức chi khác như: chi bằng lệnh chi tiền, ghi thu

– ghi chi,… có giá trị lớn thì phải thực hiện cam kết chi.

- Quy định các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện gửi đề nghị cam kết chi đến KBNN nơi giao dịch sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc quyết định lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và trước khi ký hợp đồng kinh tế.

3.2.3 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước

- Sửa đổi quy trình kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước: đưa cam kết chi ngân sách nhà nước thực hiện trong quy trình kiểm soát chi NSNN.

- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, với việc xây dựng mạng lưới

truyền thông gồm 1 Phụ trách truyền thông và các Tuyên truyền viên được lựa chọn

từ các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố trong toàn quốc và hoạt động theo hình thức

bổ sung thêm một vài cán bộ thuộc Phòng kiểm soát chi, Phòng Kế toán KBNN

tỉnh, thành phố).

- Đề nghị Cục Công nghệ thông tin – Kho bạc Nhà nước xem xét hoàn thiện

quy trình xử lý nghiệp vụ cam kết chi trên hệ thống.

- Đối với các dự án có nhiều nguồn vốn thanh toán có cam kết chi, tại màn hình kiểm soát của Trưởng phòng cần thể hiện đúng số tiền cam kết chi theo từng

nguồn vốn để kiểm soát đúng theo cam kết chi giấy của đơn vị, để thuận tiện cho

việc kiểm soát.

- Cơ quan tài chính thu hẹp dần hình thức chi NSNN bằng lệnh chi tiền, các đơn vị sử dụng ngân sách hạn chế hình thức ghi thu – ghi chi, tiến tới thông nhất

một hình thức chi theo dự toán.

3.2.4. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp

- Mặc dù đội ngũ cán bộ, công chức KBNN đã tích lũy được kinh nghiệm

thực tế qua quá trình thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN và kỹ năng

sử dụng thành thạo các phân hệ chức năng của TABMIS qua quá trình triển khai TABMIS, nhưng cam kết chi và quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN là một

nghiệp vụ tương đối phức tạp, lên quan đến nhiều đối tượng, quy trình chưa thật

hoàn chỉnh, vì vậy, cần thiết phải có kế hoạch đào tạo chuyên sâu để hỗ trợ mọi người tham gia có thể nhanh chóng thực hiện thành thạo công việc của mình trong nghiệp vụ này.

- Hàng năm thực hiện Hội nghị khách hàng để hướng dẫn đơn vị sử dụng

NSNN, chủ đầu tư (BQLDA) những quy định mới có liên quan đến kiểm soát chi

nói chung và công tác kiểm soát cam kết chi nói riêng, cũng như nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để có hướng xử lý kịp thời.

- Bố trí cán bộ xử lý trung tâm tỉnh là những cán bộ am hiểu chuyên sâu về

hệ thống TABMIS và khả năng sử dụng vi tính thành thạo.

- Đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện làm việc nhất là hạ tầng công nghệ

thông tin cho cán bộ công chức trong hệ thống KBNN Đồng Tháp.

các kiến nghị nhằm hoàn thiện, khắc phục các hạn chế trên cơ sở phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước

Đồng Tháp được nêu ở chương 2 của đề tài.

Bên cạnh đó, để công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN ngày một hiệu quả hơn, đòi hỏi phải thực một cách đồng bộ, thống nhất và song cùng giữa công tác hoàn thiện hệ thống các văn bản, hoàn thiện quy trình xử lý nghiệp vụ trên hệ thống TABMIS với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ

công chức và đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức một cách có hiệu quả,...

KẾT LUẬN

Quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN không phải là vấn đề

mới đối với mô hình kho bạc của các nước trên thế giới nhưng lại là một cơ chế

quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN tương đối mới đối với hệ thống KBNN nước ta. Qua tìm hiểu việc triển khai, thực hiện cam kết chi ở một vài nước, việc

triển khai cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi trong thực tế thường vấp phải

nhiều vướng mắc, khó khăn và phải mất nhiều thời gian mới có thể thực hiện phù hợp, hiệu quả.

Việc triển khai thành công công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi tại tỉnh Đồng Tháp đã góp phần hỗ trợ cơ quan Tài chính, chính quyền địa phương trong

việc lập ngân sách trung hạn; đối với đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát cam kết

chi hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu ngân sách, ngăn chặn nợ đọng trong thanh toán, góp phần đảm bảo an ninh tài chính,…giúp các cơ quan quản lý như Tài chính, Kho

bạc kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi lập dự toán đến khi phân bổ

ngân sách, ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa, tài sản, dịch vụ và thanh toán, ngăn

chặn tình trạng nợ đọng trong chi tiêu công, củng cố kỷ luật tài khóa.

Với kết cấu gồm 3 chương, đề tài đã giải quyết cơ bản được một số vấn đề,

thể hiện ở các nội dung sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách Nhà nước và quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

Chương 2: Mô tả thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác

tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp.

Tuy nhiên, dù đã giải quyết tương đối tốt các mục tiêu đề ra nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi một số hạn chế như:

Hạn chế thuộc về phạm vi điều tra: nghiên cứu về đối tượng điều tra phải được thực hiện trên phạm vi rộng (bao gồm các đơn vị Kho bạc Nhà nước Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các huyện trên toàn quốc) thì mới

có ý nghĩa toàn diện. Do khả năng và nguồn lực có hạn nên đề tài chỉ tiến hành

điều tra trong một phạm vi hẹp, gồm các đối tượng thuộc các tổ chức có liên

quan đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Hạn chế thuộc về kỹ năng điều tra: do không chuyên nghiệp trong lĩnh vực điều tra nên kỹ năng điều tra chưa thật tốt, có thể đối tượng điều tra trả lời chưa

thật khách quan, làm cho chất lượng điều tra chưa cao.

Và chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót mà với kiến thức và khả năng hạn

hẹp, tác giả vẫn chưa nhận ra trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, tác giả rất mong

nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của quý Thầy, Cô và Hội đồng cùng các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiệnhơn./.

1. Bộ Tài chính, Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.

2. Bộ Tài chính, Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định tại nghị định số 192/2013/nđ-cp ngày 21 tháng 11 năm 2013 của chính phủ.

3. Bộ Tài chính, Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc.

4. Bộ Tài chính, Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

5. Bộ Tài chính, Quyết định số 3281/QĐ-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị nhập dự toán chi ngân sách trung ương hàng năm vào Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc

6. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Bộ Tài chính, Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính v/v Hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và KBNN.

8. Bộ Tài chính, Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 Hướng chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

9. Chính phủ, Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà

10. Chính phủ, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.

11. Cục Thống kê Đồng Tháp, niêm giám thống kê năm 2016-2018.

12. Kho bạc Nhà nước, Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN Ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

13. Kho bạc Nhà nước, Công văn số 1532/KBNN-CNTT ngày 31/07/2013 của Kho bạc Nhà nước điều chỉnh mẫu số 01 công văn số 507/KBNN-THPC.

14. Kho bạc Nhà nước, Công văn số 507/KBNN-THPC ngày 22/03/2013 của Kho bạc Nhà nước hướng dẫn thực hiện Thông tư số 113/2008/TT-BTC về quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.

15. Kho bạc Nhà nước và KBNN Đồng Tháp, Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2016-2018.

16. Quốc hội 2015, Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015.

17. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.

18. Trần Văn Viển, 2016. KBNN Thái Bình: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý,

kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước. Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 164 trang 25-27.

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TẬP TRUNG Nội dung câu hỏi cơ

bản

Tổng hợp nội dung các ý kiến phát biểu

1. Để thực hiện tốt cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, theo anh, chị, KBNN Đồng Tháp cần phải làm tốt các vấn đề gì?

- Các hoạt động chủ yếu:

+ Hoạt động đầu vào: các dữ liệu đầu vào từ các đề

nghị cam kết chi NSNN của các đơn vị sử dụng ngân

sách phải được KBNN nhập vào phân hệ PO của

TABMIS một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. + Vận hành: quy trình nghiệp vụ quản lý, kiểm soát

cam kết chi NSNN qua KBNN phải đảm bảo tính pháp

lý của hồ sơ cam kết chi và ngăn chặn được các khoản nợ phải trả vượt quá dự toán chi NSNN còn được sử dụng của đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Hoạt động đầu ra: kết quả kiểm soát cam kết chi

NSNN qua KBNN phải được thông tin đầy đủ, kịp thời

đến đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Hoạt động thực hiện các thủ tục hành chính trong giao dịch giữa KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách:

các thủ tục tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản và thuận tiệncho đơn vị sử dụng

ngân sách.

- Các hoạt động hỗ trợ:

+ Hệ thống thông tin quản lý: TABMIS phải được thực

hiện một cách hiệu quả để hỗ trợ quản lý và kiểm soát

cam kết chi NSNN về mặt công nghệ.

+ Tổ chức bộ máy: hoạt động sắp xếp, tổ chức các

quy trình quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)