Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 79 - 90)

3. Các giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện

3.2. Tổ chức thực hiện

Để kế hoạch phát triển được triển khai nhanh chóng và thực hiện có hiệu quả, sau khi kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt cần tổ chức thực hiện các công việc cụ thể sau:

Cần tạo môi trường thuận lợi cho các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả ở các lĩnh vực mà huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh. Khai thác được năng lực nội sinh của các thành phần kinh tế, kích thích được tính năng động sáng tạo của người lao động để thúc đẩy được ngành công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, đạt được hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.

Trên cơ sở kế hoạch, cần xây dựng các danh mục dự án chi tiết để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên và mũi nhọn hay có ưu thế của tỉnh cũng như của huyện. Xây dựng chương trình hành động gồm các tiến độ thực hiện cụ thể để thực hiện việc thu hút đầu tư và cân đối các nguồn vốn nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của ngành công nghiệp theo các kịch bản đã lựa chọn.

Tổ chức tốt công tác công tác truyền nghề, dạy nghề. Củng cố và phát triển các trung tâm đào tạo nghề đã có để nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở dạy nghề và phát triển các hình thức đào tạo tại chỗ phù hợp với dạy nghề nông thôn.

Tổ chức tốt công tác tham quan học tập các địa phương khác, nhất là các xã, các địa phương có điều kiện phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Và tổ chức các hội nghị giới thiệu, quảng bá quy hoạch và xúc tiến đầu tư để giới thiệu các dự án và kêu gọi đầu tư tại huyện.

Phân công, phân nhiệm cho các phòng ban của huyện và phối kết hợp chặt chẽ với các Sở, ngành ở tỉnh và các Bộ, ngành ở trung ương để triển khai thực hiện quy hoạch. Tập trung chỉ đạo, theo dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch. Định kỳ tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh, bổ xung quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.

Các kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển công nghiệp huyện cần xây dựng bám sát và các mục tiêu của quy hoạch công nghiệp theo từng giai đoạn trên cơ sở xác định đúng đắn phương hướng, mục tiêu và những cân đối tổng thể của nền kinh tế.

Cùng với công tác đổi mới công tác kế hoạch hóa cần đổi mới kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở trên cơ sở lấy thị trường làm căn cứ, đồng thời dựa trên cơ sở quy hoạch chiến lược phát triển chung của ngành và của vùng.

Cuối cùng với phương châm dân biết, dân làm, dân kiểm tra có ý nghĩa rất lớn đến việc thực hiện nhanh chóng và thành công các định hướng phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã đặt ra. Vì vậy, những mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội cần được quán triệt và phổ biến rộng rãi trong cấp Ủy, chính quyền, đoàn thể cùng toàn thể nhân dân trong huyện để huy động mọi nguồn lực tham gia thực hiện kế hoạch. Đồng thời, xây dựng các quy chế tiết kiệm trong tiêu dùng và sản xuất để tăng tích lũy. Thực hiện chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, nâng dần tỉ lệ chi cho đầu tư phát triển.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển sẽ làm cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, tham gia tích cực trong việc làm biến đổi hoạt động sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản theo hướng đưa thuỷ sản thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Yên Hưng; từ đó tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Mặc dù có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thuỷ sản, đóng tàu thuyền và sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng hiện nay ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở huyện Yên Hưng còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.

Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Hưng nói chung và mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện cần phải có sự nỗ lực rất lớn của các cấp các ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các biện pháp phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp. Đó là: Tiến hành quy hoạch, sắp lại ngành nghề sản xuất hợp lý; đổi mới và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp theo cơ chế thị trường; đổi mới các chính sách đối với tiểu thủ công nghiệp; bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống ở địa phương; phát triển dịch vụ phục vụ công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ; đồng thời, quá trình thúc đẩy phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp phải gắn với việc giải quyết các chính sách xã hội, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo.

Bằng những biện pháp kinh tế linh hoạt phù hợp với phương châm “phát huy tối đa nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực khác”, kiên trì theo đuổi những mục tiêu đã đề ra, nhất định Yên Hưng sẽ thu hút được mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở huyện.

Do quỹ thời gian để tiếp cận lĩnh vực trên có sự hạn hẹp, cho nên quá trình nghiên cứu của em còn nhiều hạn chế. Bởi thế, em rất mong được các thầy cô giúp đỡ để hoàn chỉnh đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng (2008), “Niên giám thống kê huyện Yên Hưng”.

2. Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng (2005), “Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Hưng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.

3. Viện quy hoạch đô thị nông thôn – Bộ xây dựng (2007), “Quy hoạch chung xây dựng huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh”.

4. Phòng Công thương - Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng (2005-2008), “Báo cáo phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hàng năm”.

5. Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng (2008), “Báo cáo tóm tắt các quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt”.

6. Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng (2005), “Báo cáo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.

7. GS.TS. Vũ ThịNgọc Phùng (2005), “Giáo trình Kinh tế phát triển” 8. Các trang web:

www.quangninh.industry.gov.vn www.vinhphuc.gov.vn

www.thaibinhtrade.gov.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tên em là Nguyễn Thị Thu Trang

Sinh viên lớp Kinh tế phát triển 47A_QN Mã số sinh viên : CQQN 470111

Khoa Kế hoạch và phát triển – Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Sau thời gian thực tập tại phòng Tài chính Kế hoạch huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh dưới sự hướng dẫn thực tập của PGS.TS Lê Huy Đức, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa với đề tài “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng theo hướng bền vững”.

Em xin cam đoan về tính xác thực của các thông tin, tài liệu em đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu chuyên đề. Những số liệu em sử dụng trong quá trình hoàn thành chuyên đề đã được công bố và được cung cấp bởi phòng Tài chính – Kế hoạch và phòng Công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng. Và chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là do em tự khảo sát, thu thập số liệu, phân tích và tổng hợp, hoàn toàn không sao chép, cóp nhặt ở bất kỳ tiểu luận, đề tài, chuyên đề, khóa luận… của ai.

Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra đối với chuyên đề thực tập chuyên ngành này em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1...3

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP...3

1. Các khái niệm cơ bản về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp...3

1.1. Công nghiệp...3

1.2. Tiểu công nghiệp – Thủ công nghiệp...4

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp...6

2.1. Nhóm nhân tố trong nội bộ nền kinh tế...6

2.2. Các nhân tố tác động từ bên ngoài...9

3. Các mô hình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Hưng...10

3.1. Hộ gia đình...10

3.2. Doanh nghiệp công nghiệp...11

3.3. Khu công nghiệp – Cụm công nghiệp...12

3.4. Hợp tác xã công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp...13

4. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận...14

4.1. Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Thái Thụy – Thái Bình...15

4.2. Phát triển công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa...16

4.3. Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Lạc – Vĩnh Phúc...18

4.4. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cho huyện Yên Hưng...20

Về quy hoạch và quản lý:...20

CHƯƠNG 2...24

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN YÊN HƯNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2008...24

1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Yên Hưng...24

1.1. Điều kiện tự nhiên...24

1.2. Dân số và nguồn nhân lực...31

1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội...33

1.4. Các chính sách và biện pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp...36

1.5. Những lợi thế, thách thức đối với phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp...39

2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Hưng...42

2.1. Về số cơ sở sản xuất và sự phân bố...43

2.2. Về sự tham gia của các thành phần kinh tế...44

2.3. Về ngành nghề hoạt động...45

2.4. Về số lượng, chất lượng và năng suất lao động công nghiệp...47

2.5. Về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của ngành công nghiệp...49

2.6. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm...50

2.7. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất...51

2.8. Về ảnh hưởng của sản xuất đến môi trường...52 Trước đây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện chưa phải là bức bách. Nhưng hiện nay, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện liên tục gia tăng, đồng thời các cụm khu công nghiệp được tỉnh phê duyệt ngày càng nhiều nên ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề cần sự quan tâm và giải quyết của ban lãnh đạo cũng như của từng

người dân. Như việc những cơ sở sản xuất theo kiểu hộ gia đình hiện nay xen kẽ trong các khu dân cư đã gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến cộng đồng cần phải được xem xét, việc đề ra các yêu cầu bảo vệ môi trường trong các cụm khu công nghiệp cần được thực hiện nghiêm ngặt… Do các họat động sản xuất phi nông nghiệp, hàm lượng bụi, khí độc, tiếng ồn và nước thải tại các khu công nghiệp, làng nghề vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe người dân. Các bệnh thường gặp là dị ứng, bệnh đường hô hấp, mắt, cơ, xương, khớp. Giải quyết tốt ảnh hưởng tiêu cực của sản xuất đến môi trường cũng chính là điều kiện để người dân tin tưởng vào định hướng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện đề ra.52

2.9. Về cơ cấu theo ngành nghề...52

3. Đánh giá những thành tựu, đóng góp của ngành công nghiệp vào sự phát triển kinh tế huyện Yên Hưng...54

3.1. Kết quả đạt được...54

3.2. Nguyên nhân thành công...54

3.3. Những hạn chế, tồn tại...55

So với tiềm năng, thế mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong những năm qua còn chưa tương xứng. Nguồn lực trong dân còn lớn nhưng chưa được huy động và sử dụng có hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội...55

3.4. Bài học kinh nghiệm cho thời gian tới...57

CHƯƠNG 3...58

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG ĐẾN NĂM 2020...58

1. Các nhân tố và điều kiện cho phát triển công nghiệp – tiểu thủ công

nghiệp trong thời gian tới...58

1.1. Vị trí địa lý kinh tế...58

1.2. Tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu nông – lâm – thủy sản....58

2. Phương hướng phát triển công nghiệp...60

2.1. Quan diểm định hướng phát triển ngành công nghiệp...60

2.2. Hướng phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ yếu...61

2.3. Hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp...63

3. Các giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện 66 3.1. Các giải pháp...66

3.2. Tổ chức thực hiện...79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...81

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 1:Hiện trạng sử dụng đất năm 2008...28

Biểu 2: Cơ cấu dân số huyện Yên Hưng...31

Biểu 3: Phân bố lao động ở huyện năm 2008...32

Biểu 4: Tổng hợp cơ sở, hộ sản xuất ttcn ở các xã, thị trấn trong huyện...43

Biểu 5: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế...44

Biểu 6: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành nghề...47

Biểu 7: Phân bố lao động trong các thành phần và các phân ngành công nghiệp...47

Biểu 8: Năng suất lao động ngành công nghiệp theo phân ngành và thành phần kinh tế...48

Biểu 10: Sơ lược về Cty cổ phần cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Chanh ...51

Biểu 11: Sơ lược về xí nghiệp gạch yên hưng...52

Biểu 12: Cơ cấu GOCN theo phân ngành và thành phần kinh tế, giá hiện hành ...53

Lời cảm ơn

Trong suốt quá trình học tập tại khoa Kế hoạch và phát triển trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, em đã được trang bị những kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Điều đó đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp Đại học này. Nay em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến

Ban chủ nhiệm Khoa và quý thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và phát triển đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS Lê Huy Đức, giảng viên khoa Kế hoạch và phát triển đã hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên của phòng Tài chính – kế hoạch đã giúp đỡ em trong việc tìm tư liệu, giải quyết tư liệu… trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài tại phòng.

Do điều kiện về thời gian và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, chắc chắn chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đuợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như của các cán bộ công nhân viên của phòng Tài chính – kế hoạch để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w