Bài học kinh nghiệm cho thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 57 - 58)

3. Đánh giá những thành tựu, đóng góp của ngành công nghiệp vào sự

3.4. Bài học kinh nghiệm cho thời gian tới

Bước vào tiến trình công nghiệp hoá, nền kinh tế Yên Hưng ở điểm xuất phát thấp. Cơ cấu nền kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, lạc hậu. Do sống ở gần sông biển, người nông dân dễ tìm kiếm được thu nhập thêm từ nguồn lợi này và làm các công việc dịch vụ khác nên không thiết tha với sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đòi hỏi phải có tay nghề qua đào tạo. Vì thế nguồn lao động tăng nhanh nhưng có chất lượng thấp, không chỉ về mặt kỹ thuật, tay nghề mà cả về trình độ tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần tích cực xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút lao động kỹ thuật, lao động chuyên môn trong thời gian tới.

Hệ thống kết cấu kỹ thuật hạ tầng (giao thông, điện, nước... ) mới chỉ được đầu tư phục vụ dân sinh, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu phục vụ sản xuất công nghiệp. Vì thế cần quan tâm đúng đắn hơn đến hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tạo điều kiện phục vụ sản xuất công nghiệp.

Thủ tục hành chính còn rườm rà, phải qua nhiều khâu rất phức tạp. Nhận thức về sự nghiệp chung và trách nhiệm của cán bộ quản lý chưa đáp ứng được chủ trương của huyện là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp. Những chủ trương chưa biến thành hành động cụ thể; trong công tác chỉ đạo vẫn còn né tránh hoặc quá cân nhắc khi giải quyết vấn đề. Vì thế hiện vẫn còn hai doanh nghiệp chưa có mặt bằng để sản xuất, trong khi đã được thành lập từ gần một năm nay. Vì thế rất cần có chính sách mở rộng, thông thoáng hơn về thủ tục hành chính.

Việc đề ra các cơ chế và biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp còn chậm và thiếu đồng bộ. Việc xem xét ấn định mức thuế đối với các cơ sở sản xuất còn có những điểm bất hợp lý. Ngành thuế đã tăng cường thu cho đủ chỉ tiêu bằng cách nâng mức thuế, dẫn đến tình trạng cơ sở sản xuất giấu doanh thu, không muốn thành lập doanh nghiệp mà chỉ hoạt động ở dạng kinh tế hộ. Đáng lẽ các cơ sở phải được ủng hộ tối đa để giảm giá thành sản phẩm và có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Huyện sẽ không bị sót nguồn thu và trong điều tra thống kê hàng năm, chúng ta có được con số thật.

Sự chỉ đạo của các cấp đối với công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp cần thực sự được quan tâm, cần có biện pháp đồng bộ để thực hiện và giao trách nhiệm cụ thể cho cá nhân trong điều hành. Đã hai kỳ đại hội qua, chương trình đều nêu lên phải củng cố Phòng Công nghiệp (nay là Phòng Công thương) với mong muốn thúc đẩy phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở huyện, nhưng đến nay mới chỉ dừng

lại ở việc giải quyết vấn đề nhân sự. Những cán bộ được tăng cường cho công tác này mặc dù đã có cố gắng và kỳ vọng vào sự vào sự đi lên của ngành tiểu thủ công nghiệp nhưng chỉ được ít ngày là nản, không còn chú tâm vào công việc được giao, mà lại đi sâu vào làm những công việc sự vụ khác theo kiểu “xay thóc thì khỏi ẵm em”, do vậy đã không có sự đổi mới thực sự; vì vậy cần có sự hợp lực hiệu quả giữa phòng Công thương với các cơ quan thuế, địa chính, thống kê, lao động.

Cần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường một cách triệt để đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững.

Bên cạnh đó, rất cần phải nghiên cứu, định hướng, khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh đưa ra được sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, chất lượng tốt, có sức cạnh tranh cao.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

HUYỆN YÊN HƯNG ĐẾN NĂM 2020

1. Các nhân tố và điều kiện cho phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w