Những lợi thế, thách thức đối với phát triển công nghiệp – tiểu thủ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 39 - 42)

1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Yên Hưng

1.5. Những lợi thế, thách thức đối với phát triển công nghiệp – tiểu thủ

- Nghiên cứu lựa chọn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, nhất là nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến thủy hải sản. - Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng công nghệ ít ô nhiễm môi trường, không nhập thiết bị cũ đã qua sử dụng, thiết bị có công nghệ cũ.

- Có chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút chất xám của cán bộ trong và ngoài địa bàn tham gia xây dựng phát triển công nghiệp ở địa phương.

Đối với chính sách đào tạo nguồn nhân lực, huyện đã có sự quan tâm thường xuyên công tác bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về công nghiệp cũng như đội ngũ cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp. Đặc biệt quan tâm đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nghệ, lực lượng lao động có tay nghề cao nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn. Nguồn tài chính chi cho công tác đào tạo được huy động từ các nguồn lực: Ngân sách nhà nước, các cơ sở sản xuất có sử dụng lao động và của cá nhân người lao động. Huyện cũng đã có chính sách tài chính phù hợp để hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức đi học tập nâng cao trình độ. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật được đi tham quan học tập mở rộng giao lưu với bên ngoài nhằm mở mang, nâng cao kiến thức, năng lực và kinh nghiệm công tác, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.5. Những lợi thế, thách thức đối với phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nghiệp

1.5.1. Lợi thế

Quá trình đổi mới về kinh tế của đất nước, nhiều luật ra đời, đặc biệt là Luật đầu tư, luật đầu tư của nước ngoài, luật doanh nghiệp,… đã và đang tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển công nghiệp của cả nước nói chung và cho công nghiệp từng địa phương nói riêng. Sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung trong những năm qua đã tạo đà cho sự phát triển công nghiệp trong tương lai, điều đó cũng sẽ tác động thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp ở huyện Yên Hưng.

Vị trí thuận lợi là một lợi thế quan trọng của huyện Yên Hưng. Huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, 1 trong 3 vùng năng động nhất của Việt Nam, đặc biệt huyện lại nằm ven biển, sát thành phố Hạ Long, thành phố Hải

Phòng… nên có nhiều thuận lợi cho việc liên kết trao đổi, giao lưu và là cầu nối giữa các khu vực có công nghiệp phát triển. Và sự phát triển với tốc độ nhanh của vùng kinh tế trọng điểm và xu thế chuyển dịch đầu tư về phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, cũng như việc thành phố Hải Phòng xây dựng khu công nghiệp lớn ở huyện Thủy Nguyên, giáp với Yên Hưng, sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

Huyện còn được bao bọc 3 mặt bởi sông biển, có tuyến đường thủy quốc gia và Quốc lộ 10 qua suốt chiều dài huyện, nằm bên tuyến đường sắt Hà Nội – Cái Lân và Quốc lộ 18… Đây là điều kiện không những thuận lợi cho huyện xích lại gần với các địa phương khác mà còn thuận tiện thông thương quốc tế. Như vậy, Yên Hưng có vị trí địa lý rất thuận lợi để có cơ hội đón nhận đầu tư của trung ương trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút một số khu công nghiệp trên địa bàn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của một huyện vốn là thuần nông.

Đặc biệt, tài nguyên đất, nước và biển của Yên Hưng là thuận lợi quan trọng cho công nghiệp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hàng nông thủy sản xuất khẩu, tạo nguồn tích lũy ngoại tệ cho nền kinh tế và góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở các vùng nông thôn. Với nguồn nước dồi dào, nguồn năng lượng từ lưới điện quốc gia và gần mỏ than lớn nhất cả nước… cũng là những điều kiện thuận lợi để huyện phát triển sản xuất công nghiệp trong tương lai. Nhưng đất đai chủ yếu là đất feralit thích hợp trồng cây ăn quả lâu năm, trồng rừng nên có thể phát triển trồng rừng và sản xuất lấy gỗ phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Nguồn nhân lực dồi dào, được giáo dục và đào tạo tương đối tốt, gần Hà Nội – trung tâm khoa học và kỹ thuật của cả nước, đó là cơ sở tiếp cận với khoa học công nghiệp. Hơn thế, dân số của huyện là dân số trẻ nên dễ tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ, dễ đổi mới hơn.

Những khu di tích, danh lam thắng cảnh cùng với những lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và khí hậu trong lành sẽ là một lợi thế rất quan trọng để Yên Hưng phát triển du lịch – dịch vụ. Từ đó sẽ thúc đẩy việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương.

Và những kết quả đã đạt được về phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cũng là một tiền đề hết sức quan trọng để Yên Hưng tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa cho những năm tiếp theo.

Xuất phát điểm về kinh tế xã hội của Yên Hưng còn thấp và quá nhỏ bé, năm 2008, GDP bình quân đầu người thấp (11,709 triệu đồng/người/năm) dưới mức trung bình toàn tỉnh (16,5 triệu đồng/người/năm) và cả nước (17 triệu đồng/người/năm), tốc độ tăng trưởng của công nghiệp thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nên Yên Hưng không đủ năng lực nội sinh để đầu tư lớn, tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mặc dù những năm gần đây, nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ song còn bộc lộ nhiều bất cập như cơ cấu kinh tế còn mang nặng tính chất của một nền kinh tế nông nghiệp thuần túy và lạc hậu, công nghiệp và dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế gây khó khăn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển nhằm nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân.

Vấn đề thiếu sự liên kết phát triển của công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương trên địa bàn huyện ở một số lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là hoạt động của ngành cơ khí cũng là một trong những khó khăn dẫn đến việc ngoài những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tương đối cao là công nghiệp sửa chữa và đóng tàu, công nghiệp chế biến thì các ngành công nghiệp khác phát triển chậm. Riêng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp của huyện thì còn yếu so với các huyện khác trong toàn tỉnh. Do các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, vì ít vốn nên công nghệ còn lạc hậu, đầu tư chắp vá khiến chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu. Sản lượng hàng hóa, đặc biệt hàng hóa công nghiệp còn thấp, chất lượng chưa cao, chưa tạo được sản phẩm công nghiệp mũi nhọn nên sức cạnh tranh của hàng hóa cũng còn thấp. Hơn nữa, việc đổi mới công nghệ trong các cơ sở sản xuất còn rất chậm, sản xuất công nghiệp chưa gắn với chuyển giao và phát triển công nghệ trong khi khoa học công nghệ phát triển từng ngày từng giờ nên mức huy động năng lực sản xuất còn thấp và lãng phí nguyên vật liệu, dẫn đến hiệu quả hoạt động không đạt được kết quả mong muốn.

Các khoáng sản chủ yếu trên địa bàn huyện là vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ và chất lượng chưa cao, chỉ đủ phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tại chỗ. Nguồn tài nguyên khoáng sản huyện hạn chế cả về số lượng, chất lượng và chủng loại cũng là khó khăn lớn đối với mục tiêu phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Hưng..

Nguồn lao động dồi dào nhưng hiện tại huyện đang thừa lao động phổ thông, thiếu cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật giỏi, thiếu thông tin… Vì thế đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ dù có nhiều cố gắng bắt kịp phương thức quản lý và công nghệ mới song vẫn cần được chú trọng đào tạo để đáp

ứng các điều kiện mới. Đây cũng là những hạn chế lâu dài và huyện cũng cần có biện pháp để khắc phục từng bước, đặc biệt cần có những biện pháp để thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật cao về hoạt động trên địa bàn huyện để có thể ứng dụng công nghệ tiên tiến nhanh chóng hơn, thu được hiệu quả cao hơn.

Việc triển khai hình thành các khu công nghiệp, đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài các cụm khu công nghiệp trên địa bàn huyện tiến hành chậm, chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Hơn thế nữa, huyện đang rất thiếu các dự án lớn làm nhân tố hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng cũng là một trong những hạn chế đối với sự phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện Yên Hưng.

Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý phát triển công nghiệp của huyện, việc bảo vệ môi trường cũng đã được Ủy ban nhân dân huyện quan tâm và có phương pháp giải quyết. Tuy nhiên ở một số nơi vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực sản xuất công nghiệp mà đây là vấn đề về lâu dài và cần được giải quyết khắc phục một cách triệt để để đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w