Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 33 - 36)

1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Yên Hưng

1.3.Điều kiện kinh tế xã hội

Từ năm 2001 đến nay, nền kinh tế Yên Hưng đã đạt được những thành tựu to lớn, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt mức 7 – 8%, cơ cấu kinh tế đã dần chuyển sang hướng tích cực hơn, phù hợp với lợi thế của địa phương. Đặc biệt thủy sản đang thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, vận tải và dịch vụ cũng có những bước tiến đáng kể. Nhiều doanh nghiệp được tạo điều kiện thành lập và đang kinh doanh có hiệu quả.

Nhờ sự quan tâm của Tỉnh và Trung ương, cùng với sự đầu tư của các thành phần kinh tế và của nhân dân, kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước, công trình thủy lợi và các công trình văn hóa xã hội được tập trung đầu tư. Từ đó, bộ mặt kinh tế xã hội của huyện đã có những thay đổi nhanh so với các địa phương khác trong tỉnh và đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

1.3.1. Về sản xuất

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội ở huyện đã có những kết quả khả quan. Công cuộc đổi mới đã thực sự cuốn hút và khơi dậy được tiềm năng của các hộ nông dân. Họ đã mạnh dạn bỏ vốn và vay vốn đầu tư để phát

triển cây con có giá trị kinh tế cao và khai thác thế mạnh trong việc nuôi trồng thủy sản ven biển. Sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, sản lượng lương thực đạt 48.690 tấn. Dù tác động của thời tiết không thuận lợi trong năm nay đã làm sản lượng lương thực giảm so với những năm gần đây. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 18.583 tấn, trong đó nuôi trồng được 8.773 tấn, khai thác được 9.810 tấn. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai dự án sản xuất ở khu vực Đông Yên Hưng; các doanh nghiệp đã đầu tư ở đây hàng chục tỷ đồng xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp. Sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp- thủ công nghiệp cũng có những bước phát triển mới: Xuất khẩu thuỷ sản chế biến đạt 270.033 triệu đồng (giá so sánh) ; sản xuất được 22,86 triệu viên gạch, khai thác 43.300 m3 đá; sửa chữa và đóng mới 16.000 tấn phương tiện vận tải thuỷ...; tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản phát triển ổn định và có bước tăng trưởng so với cùng kỳ. Các ngành truyền thống phát triển mạnh như: sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền. Tốc độ tăng trưởng bình quân 9,3%/năm, giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành đạt 858,9 tỷ đồng.

Ngành tiểu thủ công nghiệp phát huy những làng nghề truyền thống như đan lát, thêu và du nhập nghề mới như mây tre đan xuất khẩu.

Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu để ổn định đời sống một tỉ lệ dân cư khá lớn của huyện. Ngành công nghiệp nông lâm nghiệp, vận tải thủy là ngành kinh tế thế mạnh của huyện.Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của huyện nhìn chung tăng trưởng khá, năm 2008 đạt 882,295 tỷ đồng (tính theo giá thực tế), đạt 423,035 (tính theo giá cố định). Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản, chiếm 63,9% giá trị ngành nông nghiệp.

Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, năm 2008 giá trị sản xuất đạt 404,678 tỷ đồng (tính theo giá thực tế), kim ngạch xuất khẩu đạt 20 triệu USD. Hiện nay có rất nhiều hộ gia đình và đơn vị nuôi trồng thủy sản với quy mô nhỏ từ 2 – 3 ha hay với quy mô lớn hang chục ha đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên vấn đề vốn đầu tư và kỹ thuật mới vẫn còn là điểm yếu nên phần nào vẫn còn hạn chế. Việc đánh bắt hải sản chưa phát huy hết tiềm năng do chủ yếu là đánh bắt ven bờ trong khi nguồn thủy sản ven bờ lại có hạn.

1.3.2. Các lĩnh vực văn hóa – y tế - giáo dục

Mạng lưới y tế hiện có một bệnh viện hạng 3 có 110 giường năm 2006 và 130 giường năm 2007 với 17 khoa lâm sàng và 24 bác sĩ, hai phòng khám đa khoa khu

vực và mỗi một xã đều có trạm y tế của xã. Về cơ bản có đủ số cán bộ cho trạm trong đó có nữ hộ sinh trung học và y sỹ sản nhi. Số cán bộ y tế trong huyện hiện có 183 người, trong đó có 32 bác sĩ, 128 y sỹ, 23 y tá và 4 cán bộ ngành dược. Tình trạng thiếu bác sĩ tại các tuyến xã cần được xem xét, hiện nay chỉ có 10/20 trạm y tế xã – thị trấn có bác sĩ. Vấn đề khó khăn hiện nay là hầu hết các cơ sở y tế đều xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn. 13/20 trạm y tế xã – thị trấn cần được tu bổ và xây dựng lại. Trạm y tế xã Phong Hải hiện chưa có vị trí ổn định để đầu tư xây dựng và triển khai mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, do đó cần sớm bố trí đất để nhân dân được yên tâm.

Tổng diện tích đất cho các công trình văn hóa ở huyện là 9,6 ha, đất dành cho thể dục thể thao là 12,86 ha. Toàn huyện hiện có bảo tang Bạch Đằng với trên 2000 hiện vật và 400m2 diện tích trưng bày, rạp Bạch Đằng có 350 ghế ngồi, 1 sân vận động trung tâm, nhà thi đâu thể thao, khu vui chơi thiếu nhi và 145 nhà văn hóa thôn xóm, 19 bưu điện văn hóa xã. Tuy nhiên, hiện tại huyện chưa có công viên cây xanh và vườn hoa.

Toàn huyện còn có 6 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng: câu lạc bộ người cao tuổi, câu lạc bộ dân ca và chèo ở các xã Liên Vị, Liên Hòa, Phong Cốc, Cẩm La, Yên Hải, 4 câu lạc bộ thơ, 1 Hội văn hóa nghệ thuật, 1 câu lạc bộ nhiếp ảnh nghệ thuật, 1 câu lạc bộ hội họa trẻ. Bên cạnh đó mạng lưới truyền thanh truyền hình có bước phát triển, hệ thống đài phát thanh truyền hình đã phủ sóng 100% các xã và thị trấn.

Số lượng trường học trên địa bàn huyện tương đối đầy đủ. Toàn huyện có 66 trường, trong đó 21 trường mẫu giáo, 40 trường phổ thông cơ sở, 5 trường trung học phổ thông và 50 lớp nhà trẻ có quy mô diện tích tương đối đảm bảo. Các trường học công lập cũng như dân lập, trung tâm giáo dục từ xa cũng được quan tâm đầu tư phát triển như: Trung học phổ thông Dân lập Yên Hưng, Trần Quốc Tuấn, trung tâm giáo dục từ xa Yên Hưng,…

Sau nhiều năm phấn đấu, hiện tại huyện đã đào tạo được 268 giáo viên mẫu giáo và 3.999 em học sinh. Đặc biệt, tổng số học sinh theo giáo dục phổ thông đạt 28.786 em. Đây là kết quả rất đáng mừng đối với một huyện vốn thuần nông như Yên Hưng.

1.3.3. Kết cấu hạ tầng

Tổng diện tích đất của giáo dục hiện nay là 44,1 ha, chiếm 0,14% tổng diện tích đất toàn huyện và chiếm 3,37% đất chuyên dùng. Nhiều xã đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang sạch đep cho các trường học, hầu hết các trường phổ

thông đều đã được xây cao tầng, kiên cố. Theo số liệu điều tra, hiện có 31 phòng học cao tầng trên địa bàn huyện.

Tổng diện tích đất y tế là 46.500m2, trong đó bệnh viện huyện mới được xây dựng và cải tạo năm 2006 có quy mô 10.318,57m2 đất, diện tích xây dựng là 2.904m2

và cao 3 tầng; hai phòng khám đa khoa có diện tích 5.765 m2 và diện tích sàn là 585 m2. Có 7/19 trạm y tế được xây dựng kiên cố và cao 2 tầng, còn lại là nhà cấp 4 và phần lớn đã cũ.

Hệ thống giao thông trong những năm vừa qua đã được sự quan tâm của trung ương và của tỉnh,với sự cố gắng của địa phương, nhìn chung các tuyến đường đều được đầu tư nâng cấp như đường QL18A, QL10A, các tuyến huyện lộ, liên xã, liên thôn, đường giao thông nông thôn được cải tạo nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Nhưng để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hệ thống đường giao thông đường bộ của huyện cần được đầu tư nâng cấp các tuyến hiện có là chính, kết hợp với một số tuyến đến các khu kinh tế mới, các khu du lịch, các địa phương có mật độ mặt đường thấp, đặc biệt mở tới các khu vực kinh tế mới vùng sâu, vùng xa nhằm xóa đói giảm nghèo, kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương. Ngoài ra cần quy hoạch săp xếp lại một số tuyến cho phù hợp với nhu cầu khai thác hiện tại và hệ thống bến bãi còn thiếu, không đồng bộ, hầu hết chưa được đầu tư xây dựng nên chất lượng phục vụ chưa cao và cần được đầu tư trong thời gian tới.

Huyện hiện có 2 bến phà quy hoạch chuyển mục đích sử dụng, 1 bến tàu vận chuyển khách đường thủy, 2 bến đò ngang. Ngoài ra còn có 7 bến neo đậu tầu thuyền. Các bến này hình thành chủ yếu do tự phát chưa được đầu tư cải tạo do đó công năng sử dụng còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 33 - 36)