Dân số và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 31 - 33)

1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Yên Hưng

1.2.Dân số và nguồn nhân lực

1.2.1. Dân số

Dân số lớn và nguồn nhân lực dồi dào là nhân tố phát triển quan trọng song cũng là thách thức lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một huyện có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như huyện Yên Hưng. Dân số trung bình của huyện năm 2008 ước có 137.364 người. Mật độ dân cư khá đông, bình quân 434 người/km2

và phân bố không đều. Tại các xã Cộng Hòa, Hiệp Hòa, Tiền An, Cẩm La, Phong Hải dân cư tập trung đông với mật độ trên 800 – 1.300 người/ km2. Tuy nhiên, ở các xã khác như Minh Thành, Đông Mai, Tân An, Hà An, Liên Hòa, Liên Vị…mật độ dân cư thưa thớt hơn, chỉ từ 100 - 500 người/km2. Đặc biệt dân cư tập trung ở thị trấn Quảng Yên rất đông với mật độ 2.600 người/km2.

Dân số của Yên Hưng khá trẻ nên tốc độ tăng dân số tự nhiên khá nhanh, bình quân tăng 1,1% trong giai đoạn 2001 - 2005. Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, tốc độ tăng dân số tự nhiên của Yên Hưng giảm rất nhiều, từ 1,37% năm 2000 xuống còn 0,91% năm 2008. Nhưng do tình trạng di dân cơ học ra khỏi huyện lớn nên tốc độ tăng dân số trung bình chung thấp, bình quân chỉ tăng 0,7% trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2005. Tuy vậy, mật độ dân số của huyện vẫn còn khá cao so với nhiều địa phương khác trong tỉnh và gấp hai lần mật độ dân số trung bình toàn tỉnh.

Biểu 2: Cơ cấu dân số huyện Yên Hưng

Đơn vị tính: người Nội dung 2005 2006 2007 2008 1.Tổng dân số 135.835 135.345 136.288 137.364 Trong đó:Nam Nữ 67.507 68.328 67.343 68.002 67.916 68.372 68.545 68.819 2.Dân số đô thị 8.975 14.232 14.312 14.372

3.Dân số nông thôn 126.860 121.113 121.976 122.992 4.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,92% 0,95% 0,90% 0,91% 5.Dân số trong độ tuổi lao

động

75.694 76.209 76.727 78.603

Nhìn chung cơ cấu dân số của Yên Hưng thuộc loại trẻ, dân số dưới 40 tuổi chiếm trên 75 %. Đây sẽ là nguồn nhân lực chính tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện trong giai đoạn phát triển tới. Song trong bối cảnh đất đai canh tác chưa được mở rộng, dân số lại đông, trong những năm tới cần tiếp tục thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, đi đôi với mở rộng ngành nghề, đào tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.

1.2.2. Lao động

Năm 2008, toàn huyện có 78.603 lao động trong độ tuổi, chiếm 57,67% dân số toàn huyện. Số lao động làm việc trực tiếp trong các ngành kinh tế quốc dân là 77.033 người, chiếm 94,2% tổng số lao động, số lao động chưa có việc làm là 4.570 người, chiếm 5,8%, chưa kể lao động làm việc mang tính thời vụ là không ổn định. Đây là thực sự là thách thức trong vấn đề xã hội của huyện, đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm giải quyết.

Biểu 3: Phân bố lao động ở huyện năm 2008

Đơn vị tính: Người

Phân theo ngành kinh tế Số lao động Tỷ lệ %

Dân số trong độ tuổi lao động 78.603 100%

-Lao động trong nông lâm ngư nghiệp 59.073 75,2%

-Lao động trong các ngành dịch vụ - vận tải 8.810 11,2%

-Lao động trong ngành CN – TTCN 6.150 7,8%

-Lao động không có việc làm 4.570 5,8%

Phân công lao động cho thấy rõ Yên Hưng là một địa phương có nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu: lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm 75,2%; lao động trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quá nhỏ bé, chỉ có 7,8%.

Xem xét về chất lượng nguồn lao động thì đến năm 2008 vừa qua huyện Yên Hưng đã hoàn thành chương trình xóa nạn mù chữ và đạt mục tiêu 20/20 xã đã phổ cập xong chương trình giáo dục tiểu học. Số học sinh từ mẫu giáo đến phổ thông toàn huyện năm học 2007 - 2008 là 36.578 em, chiếm 26,83% dân số. Tuy nhiên, có những xã vùng xa như Điền Công, Tiền Phong, số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hiện nay rất hiếm. Hạn chế lớn nhất về nguồn nhân lực là chất lượng lao động thấp, lực lượng lao động phần lớn đã tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học

phổ thông nhưng chất lượng thấp. Ngoài đội ngũ viên chức nhà nước và lực lượng lao động trong một số ngành kinh tế kỹ thuật như điện, nước, cơ khí, bưu điện, vận tải… có chất lượng khá. Còn lại hầu hết lao động trong các ngành công nghiệp – dịch vụ đều là lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang, nên trình độ và tác phong chưa đáp ứng được với yêu cầu của ngành. Tuy nhiên, việc đào tạo và đào tạo lại của huyện gặp rất nhiều khó khăn về hạ tầng, kinh phí và các điều kiện khác. Do đó, năng suất và hiệu quả lao động chưa cao.

Mặc dù người dân Yên Hưng nói chung có truyền thống cần cù lao động, có kỹ năng với những ngành nghề truyền thống như: vận tải, đóng tàu thuyền, đan lát, thêu và khai thác chế biến thủy sản nhưng nguồn lực về khoa học công nghệ thấp là một hạn chế lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Các cơ sở dạy nghề của huyện còn rất ít, việc định hướng nghề nghiệp và các chương trình đào tạo nghề còn yếu trong khâu tổ chức. Hiện nay, huyện đang rất thiếu các thợ kỹ thuật và công nhân lành nghề để phục vụ cho phát triển công nghiệp. Cần đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật để đảm bảo tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực huyện trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong ngành công nghiệp nói riêng trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 31 - 33)