Về ngành nghề hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 45 - 47)

2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên

2.3.Về ngành nghề hoạt động

Sản xuất vật liệu xây dựng đã có thời kỳ được rải đều trên địa bàn huyện, sản phẩm là gạch nung, ngói, đá các loại, vôi .... Tuy nhiên so với bây giờ, chất lượng sản phẩm lúc đó rất kém. Nay chỉ tập trung sản xuất gạch ở Xí nghiệp gạch và một cơ sở tư nhân khác nhưng sản lượng và chất lượng sản phẩm đã hơn trước rất nhiều.

Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản là tiềm năng kinh tế lớn ở Yên Hưng và đang được quan tâm đầu tư. Vì thế nhu cầu chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu ngày một lớn. ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp và là nhân tố chính thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện.

Nắm bắt nhu cầu thị trường xe gắn máy, Công ty sản xuất và chế biến hàng lâm sản xuất khẩu đã đầu tư dây chuyền sản xuất khung- phụ tùng xe máy và dây chuyền lắp ráp xe máy Trung Quốc. Chính nhờ sản phẩm này mà giá trị sản phẩm ngành công nghiệp của huyện ba năm qua đã tăng đột biến.

Từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Yên Hưng đã có đội tàu thuyền hùng hậu của bốn hợp tác xã vận tải. Đến nay, vận tải thuỷ đang được phát huy thế mạnh. Cả huyện có 326 tàu thuyền vận tải với 25.000 tấn phương tiện và 2.055 tàu thuyền đánh cá. Nghề truyền thống về sửa chữa và đóng mới tàu thuyền của Yên Hưng phát triển theo. Trước đây, chủ yếu là đóng tàu gỗ, nay đã đóng được tàu sắt với tải trọng lên đến 3.200 tấn và phao nổi tương đương với tầu 5.000 tấn. Như vậy, ngành công nghiệp cơ khí, trong đó cơ khí đóng tàu chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong công nghiệp của huyện. Tuy nhiên, sản xuất máy động cơ lại có sự giảm sút mạnh mẽ về giá trị sản xuất trong thời gian gần đây do đầu tư còn hạn chế, máy móc công nghệ lạc hậu keo theo việc thu hẹp dần thị trường tiêu thụ.

Hàng thêu làm ra chất lượng tốt đủ điều kiện xuất khẩu. Giá trị ngày công lao động đợt đầu từ 30.000- 40.000 đồng/ngày nay đã đạt 80.000- 100.000 đồng/ngày tuỳ theo khả năng lao động của từng người thợ. Như vậy, có thể khẳng định nghề thêu đã đứng vững và sẽ phát triển được ở Yên Hưng.

Biểu 6: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành nghề

Đơn vị tính: cơ sở

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Tổng số 1.298 1.387 1.371 1.390

Công nghiệp khai thác 42 74 103 105

Chế biến NL sản, thực phẩm 782 877 814 814

Sản xuất vật liệu xây dựng 95 66 60 65

CN hàng TD và thủ công TT 205 191 187 187

Cơ khí,điện tử 161 167 181 191

Công nghiệp hóa chất

Công nghiệp khác 3 2 2 2

SX và PP điện,nước 10 10 30 30

Trong những năm vừa qua, các ngành nghề truyền thống như: đan lát cư ngụ, sửa chữa đóng mới tàu thuyền, chế biến hải sản, bún bánh,… được phát huy, đã du nhập thêm nghề đan lát mây xiên giang, móc sợi giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng và ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, thủ công truyền thống có tốc độ tăng trưởng cao nhưng giá trị sản xuất hai ngành này đóng góp vào tổng toàn ngành không đáng kể.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 45 - 47)