Về số lượng, chất lượng và năng suất lao động công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 47 - 49)

2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên

2.4.Về số lượng, chất lượng và năng suất lao động công nghiệp

Lao động công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm gần đây vẫn tiếp tục gia tăng, điều đó chứng tỏ sự phát triển của công nghiệp ngày càng vững mạnh. Tổng số lao động công nghiệp năm 2008 của huyện là 6.150 người, chiếm 6,4% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện. Tốc độ tăng bình quân về lao động công nghiệp giai đoạn 2005 -2008 là 10,5%/năm. Lao động công nghiệp làm việc ở khu vực quốc doanh chiếm 40,89%, lao động công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tới 58,15% và lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,96%. Trong vài năm trở lại đây, tốc độ tăng lao động công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh tăng bình quân 1,7%/năm, chủ yếu là do tăng số lượng lao động ở các doanh nghiệp tư nhân. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt thấp, chủ yếu lao động thuộc ngành cơ khí, đa số lao động còn giản đơn, người thợ không qua đào tạo bài bản, kỹ năng nghề nghiệp có được do kinh nghiệm là chủ yếu.

Biểu 7: Phân bố lao động trong các thành phần và các phân ngành công nghiệp

Đơn vị: người

Tổng 4.600 4.783 5.832 6.150

Theo thành phần kinh tế

DN nhà nước 1.198 1.526 2.288 2.515

DN ngoài quốc doanh 3.402 3.257 3.479 3.576

DN có VĐT nước ngoài 0 0 65 59 Theo phân ngành CN CN khai thác 252 221 289 300 Chế biến NL sản, thực phẩm 2.273 2.348 2.479 2.483 SX vật liệu xây dựng 811 783 782 800 CN hàng TD, thủ công TT 243 221 213 213 Cơ khí, điện tử 857 1.048 1.868 2.152 CN hóa chất CN khác 15 12 12 13 SX và PP điên, nước 149 150 189 189

Phân theo ngành công nghiệp, lao động trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến – là ngành mũi nhọn của huyện, chiếm 40,4% năm 2008, ngành cơ khí điện tử và sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 35% và 13% số lao động toàn ngành tương ứng. Số lao động các ngành công nghiệp còn lại rất ít, chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ trên dưới 0,21% tổng số lao động của ngành.

Năng suất lao động năm 2008 giảm so với 2007, đạt 506,36 triệu đồng/người,chỉ tăng so với năm 2006. Năng suất lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh liên tục tăng, năm 2008 đạt 51,9 triệu đồng/người, tuy tăng qua các năm song vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực quốc doanh 144,72 triệu đồng/người, thể hiện khu vực kinh tế này có trình độ công nghệ cao hơn và hoạt động hiệu quả hơn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Công nghệ sản xuất của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đa phần là thủ công, cần nhiều lao động và chậm đổi mới. Đáng chú ý là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, năng suất lao động năm 2008 đạt tới 309,74 triệu đồng/người.

Biểu 8: Năng suất lao động ngành công nghiệp theo phân ngành và thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng/người

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Tổng 282,42 263,35 693,87 506,36

Theo thành phần kinh tế

DN nhà nước 258,61 238,56 240,20 144,72

DN ngoài quốc doanh 23,81 24,79 38,21 51,90

DN có VĐT nước ngoài 415,46 309,74

CN khai thác 13,29 11,23 12,78 19,21 Chế biến NL sản, thực phẩm 62,64 56,29 132,83 80,36 SX vật liệu xây dựng 19,95 15,59 37,64 43,61 CN hàng TD, thủ công TT 8,52 8,47 10,35 18,53 Cơ khí, điện tử 61,15 50,15 155,69 161,60 CN hóa chất CN khác 16,32 20,87 30,75 20,00 SX và PP điên, nước 100,55 100,75 313,83 163,05

Năng suất lao động của các ngành có giá trị sản xuất lớn năm 2008 hầu hết đều giảm, do đó làm giảm năng suất lao động toàn ngành như: công nghiệp chế biến nông lâm và thực phẩm, ngành sản xuất và phân phối điện nước. Số lượng lao động tăng nhưng giá trị sản lượng lại giảm làm giảm năng suất lao động. Trong những năm tới cần chú trọng đầu tư tập trung, có hiệu quả, tăng cường đưa trang thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động hơn nữa cho các ngành đã tăng cao trong thời gian qua. Đồng thời giúp các ngành còn lại sản xuất đạt hiệu quả hơn.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh công nghiệp những năm qua có bước tiến vượt bậc song còn gặp nhiều khó khăn. Những xí nghiệp mới được đầu tư xây dựng đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm: một phần do chất lượng sản phẩm chưa ổn định, một phần do chưa đủ uy tín trên thị trường. Mặt khác, một số cơ sở chế biến chưa đủ nguyên liệu nên chưa khai thác hết năng lực sản xuất và thiếu vốn trong việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, lao động chưa được đào tạo đáp ứng kịp thời với sự phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 47 - 49)