Các chính sách và biện pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 36 - 39)

1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Yên Hưng

1.4.Các chính sách và biện pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công

Chính sách công nghiệp là công cụ của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu phát triển cụ thể của ngành công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Chính sách công nghiệp đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế là tập hợp hàng loạt các công cụ chính sách nhằm thúc đẩy năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp, của nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm. Chính sách công nghiệp có thể bao gồm chính sách cạnh tranh, chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm, định chế khuyến khích chuyển giao khoa học công nghệ, đầu tư và xúc tiến xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực và các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp. Như vậy, chính sách công nghiệp bao gồm mọi hoạt động nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, với hai

thành tố cơ bản: sự can thiệp chức năng và can thiệp có trọng điểm. Sự can thiệp chức năng nhằm khắc phục những nhược điểm của cơ chế thị trường nhưng không tạo ra những ưu thế cho chủ thể kinh tế khác. Sự can thiệp có trọng điểm được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động cụ thể nhằm khắc phục những khiếm khuyết trong phân bổ nguồn lực của nền kinh tế.

Thời gian qua huyện đã thực hiện nghiêm túc và vận dụng hợp lý các cơ chế chính sách của Trung Uơng, của Tỉnh về khuyến khích đầu tư, cụ thể: Chính sách về cấp đất xây dựng, sử dụng đất, thuê đất; Chính sách về mặt bằng sản xuất, đầu tư kỹ thuật hạ tầng; Chính sách tài chính, tín dụng, việc thế chấp vay vốn; Chính sách thuế; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, khôi phục nghề truyền thống, bồi dưỡng cán bộ; Chính sách hỗ trợ nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, sản phẩm mới và sản xuất thử…

Hội đồng nhân dân huyện Yên Hưng khoá XVII kỳ họp thứ 8 đã ban hành nghị quyết số 05/2007/NQ-HĐND, nhất trí thông qua quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Yên Hưng giai đoạn 2006 – 2020 với những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như đã nêu tại tờ trình số 443/TT-UBND ngày 26/6/2007 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng. Cụ thể với mục tiêu tổng quát: coi phát triển công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hướng đi cơ bản và ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Hưng trước mắt cũng như lâu dài. Phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh như cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu, công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, công nghiệp phục vụ du lịch. Đồng thời xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung. Phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, tiếp nhận vốn về chuyển giao công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Triển khai quy hoạch phát triển các ngành kinh tế hỗ trợ phát triển công nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái. Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác.

Thực hiện chính sách khuyến công, Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng đã quyết định phê duyệt rất nhiều dự án đào tạo và phát triển nghề tại các xã cũng như cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện như: dự án đào tạo nâng cao, đào tạo thợ nòng cốt và duy trì nghề mây xiên giang xuất khẩu trên địa bàn xã Tân An, Tiền An; bổ sung kinh phí hỗ trợ dự án đào tạo phát triển nghề tre ép và mây tre đan xuất khẩu trên địa bàn xã Hoàng Tân, Yên Giang; phê duyệt kinh phí hỗ trợ duy trì nghề mây tre đan tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Liên Hòa I, hỗ trợ kinh phí để duy trì nghề

mây tre đan và móc sợi xuất khẩu cho công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Văn… Kết quả là đã đào tạo được một lượng lớn lao động có tay nghề cao, thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn. Huyện cũng đã phê duyệt đề án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp xã Hà An với phương hướng ngoài phát triển các ngành nghề truyền thống như vận tải thủy, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, cần du nhập thêm một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới để thu hút lao động nông nhàn. Lao động được giải quyết việc làm, thu nhập của người lao động tăng lên nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân sẽ được cải thiện rõ rệt. Sự phát triển đồng đều các ngành nghề sẽ khắc phục được tình trạng mức thu nhập chênh lệch như hiện nay. Các hộ nghèo có cơ hội nhanh chóng thoát nghèo. Từ đó tạo ra thay đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế - xã hội của xã Hà An nói riêng và toàn huyện nói chung theo hướng ngày càng tiến bộ, phát triển. Chính sách đã khuyến khích phát triển các loại hình sản xuất, kinh doanh của các chủ sở hữu khác nhau với loại hình công nghệ hiện đại, kết hợp với công nghệ có vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao động với phương châm lấy ngắn nuôi dài…, tạo nên sự đa dạng của các loại hình sản xuất kinh doanh.

Chính sách về các thành phần kinh tế đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để kinh tế tư nhân phát triển nhanh về quy mô, tốc độ và tỷ trọng trong nền kinh tế của huyện. Cụ thể:

- Khuyến khích phát triển mạnh mẽ, đa dạng hình thức kinh tế tư nhân, không giới hạn về quy mô, địa bàn hoạt động và được sản xuất kinh doanh những ngành nghề, sản phẩm mà Nhà nước không cấm.

- Phát huy các lợi thế và nguồn lực trong huyện, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo việc làm cho người lao động, đưa ngành thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

- Hỗ trợ kinh tế tư nhân thông qua việc cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, quy hoạch, kế hoạch giúp đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Thực hiện chính sách về khoa học, công nghệ và môi trường, huyện đã coi khoa học công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Yên Hưng – Quảng Ninh theo hướng bền vững (Trang 36 - 39)