Bảng 5: Một số sản phẩm chính của công ty TT Tên sản phẩmTrọng lượng
5.3.1. Chính sách phân phố
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh phân phối khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng. Việc thực hiện kế hoặch tiêu thụ sản phẩm được thông qua hai hình thức, đó là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Hai hình thức này hình thành nên các kênh tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi kênh đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy việc lựa chọn kênh tiêu thụ nào cho phù hợp là phụ thuộc vào quy mô, uy tín, mặt hàng...của doanh nghiệp.
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xác định các quyết định về sản phẩm và giá bán doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn các kênh tiêu thụ sản phẩm và các hình thức bán hàng. Quyết định về mạng lưới kênh phân phối có liên quan đến nhiều biến cố cần được phối hợp trong chiến lược makerting - mix tổng thể. Các kênh phân phối một khi đã định hình thì rất khó thay đổi. vì vậy các quyết định về kênh phân phối là cực kỳ quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Các nhà sản xuất phải tự mình đảm nhận công tác tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên rất ít có trường hợp doanh nghiệp có thể bán trực tiếp tất cả sản phẩm của mình tới tận tay người tiêu dùng cuối cùng mà thường phải thông qua các tổ chức trung gian như các công ty thương mại, các nhà bán buôn, các đại lý, các nhà bán lẽ,…Tức là phải thiết lập lên một hệ thống chính sách phân phối nhằm đảm bảo chuyển giao sản phẩm của doanh nghiệp từ khâu sản xuất sang khâu tiêu thụ và tiêu thụ được sản phẩm. Nhịp độ phát triển của khâu sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình vận hành của hệ thống phân phối. Tùy theo tính chất của sản phẩm, tiềm lực của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn các kênh phân phối khác nhau.