3.2.6.1 Chính sách đất đai
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai, khuyến khích nông dân thực hiện “dồn điền đổi thửa”, trên cơ sở tự nguyện, nông dân được quyền sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết… Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mực dích sử dụng đất theo quy hoạch và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khẩn trương tổng kết tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp làm có sở bổ sung sửa đổi Luật Đất đai và sớm thể chế hoá thành các quy định cụ thể để thực hiện một cách chặt chẽ.
Các địa phương hoàn thành sớm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các họ gia đình, chủ trang trại. Nghiên cứu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các cá nhân thay vì hiện nay đang thuê đất của các nông, lâm trường ngắn hạn để khuyến khích đầu tư, nhất là sản xuất các loại cây ăn quả. Nghiên cứu chính sách ưu đãi về đất đai cho các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ trái cây và thương mại dịch vụ du lịch trong vùng.
Hiện nay tốc độ đô thị hoá nông thôn của Đồng Bằng Sông Cửu Long diễn ra với tốc độ rất nhanh, cần có chính sách sử dụng đất để quá trình đô thị hoá nông thôn không thu hẹp quá nhiều đất nông nghiệp, vì vậy có thể nói
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng lương thực, thực phẩm vững chắc cuả cả nước.
Việc chuyển đất nông nghiệp vào mục đích khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hộ nông dân vì quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ ở ngoại thành hiện nay còn chậm. Cho nên cùng với dự kiến phân bổ lại cho các hộ nông dân.
Nâng mức hỗ trợ và tổng mức hỗ trợ đối với các mô hình khuyến nông công nghệ cao và các mô hình chế biến bảo quản trái cây nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và bảo quản hoa quả (sửa đổi thông tư liên tịch số 30/2002/TTLT- BNN&PTNT- BTS ngày 06/04/2006)
3.2.6.2 Giải pháp về vốn
Nhà nước cân đối csc nguồn vốn đầu tư ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông nghiệp và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần… ) hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với lãi suất thoả thuận, tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức kinh tế nông thôn. Người sản xuất, các tổ chức kinh tế ở nông thôn được thế chấp bàng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, cấp vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn. Khuyến khích người sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm ngành để trợ giúp nhau khi gặp rủi ro.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho nông dân đến năm 2010. Điều chỉnh, bổ sung các chính sách thuế nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế nông thôn.
Để thực hiện tốt việc xây dựng vùng cây ăn quả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thì chính sách đầu tư vốn, tạo vốn là chính sách không thể thiếu được. Để có vốn, các địa phương phải huy động từ nhiều nguồn vốn như: Vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế cho các chương trình dự án như tổ chức FAM…
Trước hết cần đầu tư vốn hỗ trợ xây dựng kết kấu hạ tầng nông thôn như: làm và nâng cấp đường giao thông, xây dựng, tu sủa, kiên cố hóa mạng lưới thuỷ lợi để tạo điều kiện thâm canh cây trồng và giao lưu hàng hoá.
Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ giống mới cho các mục tiêu chủ lực trong chuyển đổi, tập trung vào: các giống cây ăn trái đặc sản và có giá trị kinh tế cao. Ngiên cứu các chính sách thuế hợp lý cho việc nhập khẩu phân bón thuôc trừ sâu và một số loại máy móc thu hoạch trái cây hay bảo quản trái cây sau thu hoạch. Hỗ trợ ngân sách để đầu tư có sở hạ tầng khu chế suất. Có chính sách cho nông dân vay tiền để mua sắm máy móc cơ khí hóa.
Hỗ trợ vốn để chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng cây ăn quả đặc sản đến từng hộ nông dân trong địa bàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trong thủ tục cho vay vốn cần lưu ý đến chính sách cho vay vốn dài hạn, từ 3 năm trở lên vì đặc điểm của cây lâu năm là thời hạn đầu tư xây dựng cơ bản dài, phải từ 3 năm trở lên mới cho thu hoạch. Liên doanh liên kết để trồng cây ăn quả, qua đó tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có vốn đầu tư cho sản xuất.
Ngoài ra ngân hàng chính sách cho các hợp tác xã, các hộ nông dân vay trung hạn, dài hạn (theo chu kỳ kinh doanh) để cải tạo vườn tạp, áp dụng quy trình sản xuất rau quả theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
3.2.6.3 Chính sách về lao động và việc làm
Dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng hơn 1 triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 27% vào năm 2010. Có chính sách thu hút những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn.
Nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai hoang mở thêm đất mới. Bằng nhiều hình thức để nông dân phát triển sản xuất và hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc té.
3.2.6.4 Một số giải pháp khác
Nhà nước hỗ trợ một phần cà có chính sách thích hợp tác đồng vào các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại tăng cường thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý chất lượng, xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hoá của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành hàng, các quỹ hỗ trợ xuất khẩu trái cây. Tăng cường mửo rộng hợp tác quốc tế tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, thiết bị và thị trường nhằm thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong thời gian tới còn tiếp tục phát triển, mở rộng và xây dựng các khu công nghiệp mới, do đó nhu cầu trái cây và thị trường quả sẽ tăng lên để đáp ứng sự phát triển này. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đưa ra một số giải pháp nhằm đáp ứng những nhu cầu đó là:
Tăng diện tích trồng cây ăn quả gấp 2 lần diện tích hiện có trên cơ sở cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp
Quy hoạch hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả để trên cơ sở đầu tư thuỷ lợi, vốn, giống, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thâm canh và bảo quản sản phẩm trái cây.
Xây dựng cớ sở giống và chọn lọc cây giống chủ lực phục vụ cho phát triển cây ăn quả.
Có chính sách, cơ chế phù hợp với quản lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đất đai và cho vay vốn phát triển sản xuất, có cơ chế chính sách tốt phù hợp cho tư thương, công ty buôn bán và bảo quản quả tươi, xây dựng một mạng lưới buôn bán và thị trường hợp lý.
KẾT LUẬN
Đồng Sông Cửu Long nằm ở cực Nam của tổ quốc, có diện tích khá lớn chiếm 12%diên tích của cả nước, gồm có 12 tỉnh thành. Vùng được coi là vựa trái cây lớn nhất cả nước, vùng có nhiều trái cây đặc sản như sầu riêng, xoài, chôm chôm, măng cụt…
Trong những năm gần đây Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ cấu giống cây trồng. Việc chuyển đổi đã mang lại cho Đồng Bằng Sông Cửu Long một diện mạo mới. Ngành trồng cây ăn quả không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngành đã mang lại cho vùng giá trị sản xuất cao và dần phá đi sự độc canh cây lúa trong vùng. Ngành trồng cây ăn trái không chỉ mang lại cho người dân nguồn thu từ buôn bán trái cây mà nó còn mang lại môi trường sinh thái trong lành cho vùng tạo ra ngành du lịch sinh thái đang diễn ra rất phổ biến.
Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng cây ăn trái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng, góp phần vào thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả vùng và của cả nước.
Đề tài đưa ra những định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây ăn trái của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm phát triển ngành trồng cây ăn trái của vùng.
Chuyên đề này đã hoàn thành song do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn có nhiều sai sót không tránh khỏi. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
2006