Kết hợp hài hoà giữa đa canh và chuyên canh

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 39 - 40)

Chỉ có con đường chuyên canh hoá mới có thể có nông sản hàng hoá đáp ứng đủ số lượng và đảm bảo chất lượng cho thị trường, thuận lợi cho công việc chuyển giao giống và kỹ thuật mới. Tuy nhiên điều kiện của ta không cho phép thực hiện chuyên canh như ở nước rộng lớn, người thưa, nền kinh tế phát triển như Ôxtrâylia, Italia, Mỹ…

Chính vì thế việc sản xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã thể hiện một biện pháp kết hợp hài hoà giữa chuyên canh và đa canh là: vùng chuyên canh thực hiện bởi nhiều nông hộ đa canh, hay chuyên canh một vài loại cây nào đó trên nền vườn đa canh, làm sao để cho các hợp phần đa canh hỗ trợ nhau cùng phát triển.Thời gian qua, việc quy hoạch các vùng đất cho chuyên canh cây ăn trái của chính quyền địa phương ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long thời gian qua rất chậm chạp. Do vậy để tự cứu mình, nhiều hộ trồng cây ăn trái đã tự liên kết thành lập các tổ sản xuất, hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ trái cây như hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc ở Tiền Giang, hợp tác xã cam sành Tam Bình (Vĩnh Long), hợp tác xã bưởi long Cổ Cò (Tiền Giang)... và các hợp tác xã trên đã họat động rất thành công. Từ đó có thể thấy, là hiện nay, những chủng loại trái cây nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long như sầu riêng Chín hóa, Bưởi da xanh Hai Hoa, xoài cát Thanh Sơn… hầu hết đều do người nông dân tự mày mò, rồi tự nhân giống lấy, chứ không phải của các viện nghiên cứu hay các nhà khoa học tạo ra. Những thành quả đó là đáng ghi nhận, nhưng nếu thiếu sự tác động của Nhà nước là đã bỏ qua cơ hội. Việc nhân giống nếu cứ để người nông dân tự làm thì mãi mãi mãi sẽ không bao giờ có một nền công nghiệp như mong ước.

Trước những bất cập mà thực tế đã và đang diễn ra Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu, đề xuất và giúp nông dân thực hiện mô hình trồng cây ăn quả một cách hợp lý nhất. Viện đã đưa ra những kết quả

nghiên cứu nhằm giúp đỡ người nông dân như: trồng xen kẽ ổi với cam, quýt vì ổi toát ra mùi, xua đuổi rầy chổng cánh – môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh do virus gây ra. Trồng ổi trước khi trồng cam, quýt sáu tháng mới có khả năng toát mùi đuổi rầy chổng cánh. Sau trồng ổi độ 1 năm là có trái thu hoạch, lấy ngắn nuôi dài ở vườn cam, quýt. Vườn đa canh hiệu quả kinh tế cao, khác hẳn với vườn tạp trồng tuỳ tiện kém hiệu quả.

Người nông dân sẽ khó tiếp nhận khuyến cáo nào chỉ nhằm vào hoạt động sản xuất của họ mà không quan tâm đến những lợi ích hợp của vườn đa canh mà họ đang thực hiện. Khi đã xác định được cây ăn quả đặc sản chuyên canh ở vùng nào đó, phải kiên quyết khắc phục tình trạng giống kém, bị pha tạp. Chẳng hạn, bưởi là cây thụ phấn nhờ hạt phấn đực bên ngoài khoảng 30%, nếu để tình trạng vùng trồng bưởi Năm Roi lẫn với các giống bưởi khác sẽ khiến chất lượng trái bị xuống cấp, vốn không hạt thành có hạt. Điều này không chỉ thân thiện với môi trường, mà còn góp phần phát triển sản xuất bền vững và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông hộ, giảm rủi ro.

Hệ sinh thái VAC trong phạm vi của các nông hộ bao gồm cây ăn quả chủ lực tuỳ theo vùng, như vú sữa, sầu riêng, bưởi, xoài, sơ ri…, dưới tán vườn có thể nuôi bò thịt, heo hướng nạc, gia cầm… Dưới ao thả các loại cá phù hợp với yêu cầu hàng hoá của vùng. Đây là mô hình sản xuất của Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay thì mô hình VAC là cách tiết thực nhất để giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất. Cũng cần có những đề tài xây dựng vườn cây ăn quả mẫu đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất trong nước, cũng như ở Thái Lan, Malaysia… để nhân rộng.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 39 - 40)