Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 60 - 62)

Vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với nông dân và cả một số chủ trang trại là trình độ quản lý sản xuất kinh doanh thấp. Do vậy, đối với vùng, ưu tiên đào tạo kiến thức quản lý kinh doanh cho nông dân và chủ trang trại. Chương trình học có phần lý thuyết căn bản và có phần tham quan, nghiên cứu những mô hình quản lý kinh doanh giỏi của các mô hình nông dân thành đạt, cụ thể do cơ sở đào tạo quyết định, nhưng thời gian ít nhất là một tháng cho một khoá học.

Bên cạnh đó là việc mở lớp huấn luyện người nông dân các kỹ thuật cơ bản cho việc trồng và bảo quản trái cây sau thu hoạch. Các kỹ thuật chăm sóc và cải tạo các giống cây, đất trồng nhằm phòng chống hiện tượng đất trồng được vài năm thì có hiện tượng thoái hoá hay hiện tượng cây trồng mắc bệnh…

Vậy để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thành công ở đồng bằng sông Cửu Long, cần giải quyết đồng bộ một số vấn đề sau:

Phải làm tốt công tác quy hoạch để tránh tình trạng tự phát trong dân. Muốn vậy, quy hoạch phải được xây dựng trên cơ sở khoa học có tính đến mục tiêu phát triển bền vững của khu vực và toàn vùng, đồng thời có sự tham gia và phối hợp tích cực giữa các ban, ngành chức năng.

Đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển cơ cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công tác thủy lợi. Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng đã được Trung ương và địa phương đầu tư, nhưng vẫn chưa tương xứng với nhu cầu chuyển dịch, cần phải tiếp tục đầu tư thêm, nhất là những vùng chuyển đổi từ cây lúa sang con tôm, hoặc mô hình tôm - lúa đang được xác định là mô hình phát triển bền vững ở một số địa phương.

Bảo đảm đủ vốn cho sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có đủ vốn, cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trên thực tế, thời gian qua ở nhiều địa phương, nguồn tín dụng vẫn không thể đáp ứng được cho nhu cầu của người dân, các thủ tục đi vay còn nhiều phiền hà. Mức cho vay bị khống chế theo quy định bảo đảm tiền vay của Chính phủ.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động. Thực tế cho thấy, đa số các hộ, các trang trại chuyển dịch thành công trong thời gian qua đều là những hộ, những trang trại mà chủ hộ, chủ trang trại là những người có trình độ học vấn, có kiến thức, biết cân nhắc tính toán, làm ăn.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Đây là giải pháp quan trọng để giải quyết đầu ra cho người nông dân. Muốn vậy, cần tiếp tục thực hiện tốt Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, tạo thói quen sản xuất theo đơn đặt hàng trên cơ sở cam kết về tiêu chuẩn và chất lượng.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w