Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá có quy mô, hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 48)

hiệu quả và bền vững.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa có quy mô lớn, hiện đại, hiệu quả và bền vững: Với tốc độ tăng trưởng cả thời kì 1995 - 2000 ngành nông nghiệp đạt 4,8%, do vậy mục tiêu giảm tỉ trọng trồng trọt từ 79% hiện nay xuống còn khoảng 62% vào năm 2010, ngược lại tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 21% hiện nay lên 37,2%. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đạt 2,9 triệu ha vào năm 2010, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 78% và đất trồng cây lâu năm 22%. Đưa tỉ trọng diện tích cây ăn quả lên 7 - 8%, cây công nghiệp lên 9 - 10% diện tích trồng trọt vào năm 2010.

Tiếp tục chương trình phát triển cây ăn quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng của vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, khắc phục tình trạng tự phát, manh mún như hiện nay. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Với lợi thế của vùng cây ăn quả rộng lớn và phong phú về chủng loại, Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ hướng tới thị trường xuất khẩu bằng việc tăng diện tích cây ăn trái thêm 100.000 ha lên 400.000 ha với các vùng chuyên canh quy mô lớn, chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 48)