Về quy hoạch

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 51 - 54)

Hiện nay, phong trào trồng cây ăn quả đang ngày càng sôi động ở nhiều tỉnh trong cả nước nói chung và ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Phát triển diện tích trồng cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vào thời điểm này cần có một công tác quy hoạch tổng thể nông nghiệp của vùng- trong đó việc xác định vùng trồng cây ăn quả phù hợp sinh thái, phù hợp cơ

cấu cây trồng tương lai là rất quan trọng. Bởi vì cây ăn quả, nhất là các cây ăn quả lâu năm đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải hợp lý ngay từ đầu mới đem lại hiệu quả lâu dài. Nếu không được tổ chức sản xuất một cách hợp lý ngay từ đầu thì sẽ rơi vào tình trạng tự phát của nông dân theo lối sản xuất nhỏ, không tạo được những sản phẩm hàng hoá theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Mở rộng diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao như xoài, nhãn, sầu riêng, nho, mãn cầu, chôm chôm, măng cụt, dứa và một số cây có múi khác. Chú trọng phát triển các loại cây ăn quả chủ lực ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ trương tiếp tục triển khai chương trình giống cây trồng vật nuôi, đảm bảo có đủ giống tốt để cung ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất trong vùng. Trong đó khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu lai tạo và sản xuất giống tốt cung ứng cho nhu cầu sản xuất. Thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến. Để có thể từng bước phát triển sản xuất cây ăn quả thành hàng hoá cần có bước đi thích hợp. trong quá trình này không thể thiếu định hướng của Nhà nước và sự tham gia của các cơ quan khoa học - kỹ thuật, cùng với việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo hướng:

Ưu tiên phát triển các cây ăn quả hàng hoá chủ lực cho nội tiêu và xuất khẩu (sầu riêng, bưỏi, măng cụt…), xây dựng thành các vùng tập trung sản xuất hàng hoá có tính đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời tạo điều kiện cho các cây ăn quả phục vụ tiêu dùng trong vùng.

Tập trung đầu tư vốn, kỹ thuật tiến bộ cho các vùng tập trung cây ăn quả hàng hoá, nhưng trên cơ sở các dự án khả thi. Trước hết nên xây dựng từ một đến hai khu vực làm mẫu để các nông hộ đăng ký thực hiện dự án quen dần với cách làm ăn mới.

Với tầm nhìn cả nước, việc phát triển cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long phải thống nhất với định hướng chung về phát triển cây ăn

quả của cả nước. Trong đó, việc phát triển các loại quả có khả năng trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn phát xuất phát từ quan điểm có tính chiến lược lâu dài của quốc gia, cũng như với các nông sản xuất khẩu khác như cao su, lúa gạo, cà phê…

Bên cạnh đó thực hiện liên kết sản xuất với bảo quản tiêu thụ sản phẩm tươi cũng như sản phẩm đã qua chế biến.Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến đặc biệt là việc áp dụng công nghệ khoa học công nghệ cao vào việc cải tạo giống tốt.

Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động cung cấp cho các nhà máy chế biến. Hạn chế việc trồng rải rác manh mún gây khó khăn cho việc thu mua nguyên liệu và vận chuyển đến nơi chế biến. bên cạnh đó sẽ thuận lợi hơn cho việc áp dụng các công nghệ vào việc trồng trọt và bảo quản sản phẩm. Hạn chế xây dựng những nhà máy chế biến mới mà tập trung đầu tư theo chiều sâu và đa dạng hoá các sản phẩm. Để khắc phục những hạn chế trong chế biến bảo quản sau thu hoạch, góp phần nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng sản xuất từ trái cây của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, tạo lập vị trí cho trái cây Việt Nam trong quá trình hội nhập, từ nay đến năm 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chú trọng giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp chế biến. Trong đó, hình thành lên các trung tâm chế biến trái cây xuất khẩu ở các tỉnh trong vùng để có thể gắn kết giữa khu chế biến với vùng nguyên liệu, giảm chi phí vận chuyển. Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến trái cây vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, phù hợp với vùng nguyên liệu nhỏ lẻ, thiết bị chủ yếu do cớ khí trong nước chế tạo nhưng phải có công nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư các dây chuyền phân loại, sơ chế, đóng gói và bảo quản tại các chợ đầu mối rau quả để phục vụ lưu thông hàng hoá giữa các vùng miền và phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, khu vực này dự kiến sẽ mở rộng

công suất các cơ sở chế biến rau quả Kiên Giang công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm; Tiền Giang và An Giang mỗi tỉnh có công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, sẽ xây dựng mới tại khu vực này các nhà máy chế biến rau quả ở Cần Thơ công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm; Đồng Tháp công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm; Vĩnh Long công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Đặc biệt, để đáp ứng được 60 đến 70% nhu cầu về máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng, Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ tổ chức lại ngành cơ khí nông nghiệp sản xuất các loại máy nông nghiệp nhỏ, máy làm đất, vận chuyển... tiến tới đảm bảo mục tiêu cơ giới hóa khâu làm đất 90 %, tưới tiêu 45 %, thu hoạch 55 %, bảo quản 100%. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa các mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, cơ cấu đầu tư cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ phải tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ nông nghiệp. Trong đó sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất; công nghiệp chế biến và bảo quản sản phẩm, đặc biệt là công nghiệp chế biến trái cây; đầu tư cho các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt thị trường xuất khẩu... Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang đề nghị Chính phủ đầu tư 7.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho 79 công trình thủy lợi cấp bách để đầu tư cho các vùng ngập sâu gồm vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, hoàn thiện các hạng mục của hệ thống kênh 7 xã vùng ngập sâu phía Bắc kênh Vĩnh An (An Giang) và vùng ngọt hóa gồm vùng Tây Sông Hậu, Bắc bán đảo Cà Mau.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 51 - 54)