Cơ giới hoá nông nghiệp

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 40 - 42)

Vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp đang được nghiên cứu phát triển một cách nghiêm túc, nghiên cứu công nghệ tiến bộ trong nước và từ nước ngoài, lựa chọn kỹ thuật phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và ưu thế của từng

vùng. Việc bảo quản trái cây của vùng sau thu hoạch cũng là điều trăn trở, bức xúc của bà con nông dân, nguyên nhân là thiếu công nghệ bảo quản phù hợp, thiếu năng lượng, chi phí khá cao trong bảo quản lạnh. Hiện nay, trái cây của vùng chủ yếu là bán tươi, giá thành bấp bênh ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của bà con nông dân, khả năng tích luỹ mua sắm máy móc, trang thiết bị là rất khó, chưa tạo ra sản phẩm có thương hiệu, tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn thấp

Việc sử dụng các sản phẩm sau thu hoạch như vỏ trấu, xác mía, dừa, vỏ quả dứa… trở thành điện năng tiêu thụ trong sản xuất và đời sống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long còn rất hạn chế.

Cơ giới nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là công cụ quan trọng của nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Phát triển cơ giới hoá nông nghiệp là thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật về phương thức sản xuất, là yếu tố chủ yếu để hiện đại hoá nền nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của nông nghiệp hàng hoá. Vấn đề là cần hình thành bước đi trong quá trình phát triển, xác định cơ sở vững chắc cho việc xây dựng đường lối, chính sách và quy hoạch đối với từng lĩnh vực cơ giới hoá phục vụ có hiệu quả.

Theo đánh giá của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch về thực trạng sử dụng máy móc cơ điện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp chỉ có thể phát triển một cách đúng hướng, vững chắc và hiệu quả khi có đủ định hướng phát triển với đầy đủ cơ sở thực tiễn khoa học. Đó là kết quả nghiên cứu công nghệ tiến bộ trong nước và từ nước ngoài, lựa chọn kỹ thuật chuyển giao vào sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và ưu thế của từng vùng. Cần đặt mối liên hệ giữa thị trường và sản phẩm chế biến để các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư đổi mới nâng cao năng lực sản xuất.

Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam vừa đưa vào hoạt động Bệnh

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 40 - 42)