Mặc dù thời gian gần đây đời sông nông thôn đã phần nào được cải thiện, nhưng mức thu nhập của nông dân vẫn còn thấp và bấp bênh, người trồng cây ăn quả vẫn ở trong tình trạng chấp nhận may rủi và thị trường tiêu thụ hạn hẹp và không ổn định, giá bán sản phẩm giữa các mùa chênh lệch nhau. Vì vậy để hỗ trợ cho người dân có thu nhập ổn định và ngày càng tăng, cần có các giải pháp sau:
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hoa quả, việc giữ cho sản phẩm tươi lâu cũng là vấn đề hết sức quan trọng để giữ được chất lượng và làm tăng giá trị sản phẩm hoa quả. Đây là vấn đề được nhiều người, cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng quan tâm, nhưng tới nay vẫn chưa giải quyết được, đòi hỏi các nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu để có giải pháp hữu hiệu.
Hoàn thiện hệ thống dịch vụ kinh doanh trái cây, phát triển thành mạng lưới đồng bộ có chức năng thu mua, đóng gói, bảo quản và phân phối cho thị trường (bán buôn và bán lẻ). Hệ thống dịch vụ kinh doanh này có nhiệm vụ đảm bảo tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho bà con nông dân đồng thời hướng dẫn nông dân sản xuất theo yêu cầu của thị trường thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Bổ sung các chế tài nhằm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của thủ tướng chính phủ một cách hiệu quả trong việc gắn kết giữa lợi ích doanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu theo yêu cầu của thị trường.
Mở các dịch vụ sản xuất, chế biến, sơ chế sản phẩm hoa quả bằng những hình thức như sản xuất rượi hoa quả, hoa quả đóng hộp… vì các loại hoa quả là loại sản phẩm có tính thời vụ tập trung cao vào một thời gian ngắn nên việc chế biến hoa quả có tầm quan trọng đặc biệt, nó phần làm tăng gía trị sản phẩm hàng hoá do không bị ép giá, đồng thời làm cho thời gian tiêu thụ không bị ứ đọng, ùn tắc. Mặt khác, khi sản phẩm đã qua chế biến thì có khả
năng vận chuyển nhiều, đưa được tới các vùng xa, cả trong nước và thị trường thế giới.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân ở địa phương khác đến thu mua sản phẩm mở các dịch vụ sản xuất, sơ chế và chế biến hoa quả. Đầu tư vốn xây dựng các trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm kiểm soát chất lượng trái cây xuất khẩu theo Luật và theo quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Chú trọng phát triển thương hiệu trái cây có chất lượng và phẩm chất ngon, cần phát huy vai trò của doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu trái cây trên thị trường quốc tế.
Nghiên cứu, thành lập các tổ chức tìm kiếm và mở rộng thị trường ở các khu vực khác, tiến hành dự báo thị trường, mở các hình thức thông tin kinh tế phù hợp để tăng khả năng tiếp thị của nhân dân. Nghiên cứu xây dựng chiến lược thị trường để có quyết định đúng đắn cho nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Phát triển thị trường tiêu thụ là cơ sỏ cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trái cây một cách hiệu quả. Đồng thời phát triển thị trường ngoài nước, coi trọng phát triển thị trường trong nước, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà. Hỗ trợ phát triển các hình thức liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng. Đầu tư phát triển thị trường trái cây.
Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thông tin thị trường cho nông dân và doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện thông suốt và có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường và sản xuất, bao gồm thu thập, phân tích, nghiên cứu, nhất là dự báo, hướng dẫn cơ sở thực hiện. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, các thị trường lớn, dài hạn và tin cậy. Tổ chức các hoạt động tiếp thị có hiệu quả, xây dựng các chợ bán buôn, bán lẻ, các cụm kho phù hợp ở các vùng; thúc đẩy mạng lưới khuyến nông, khuyến khích các tổ chức dựa
vào cộng đồng và tổ chức dựa vào cộng đồng và tổ nhóm nông dân, cung cấp thông tin qua nhiều kênh.
Các địa phương phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một số nông sản chủ lực của vùng như: sầu riêng, măng cụt, bưởi 5 Roi,… Việc đăng ký thương hiệu không chỉ trong nước mà cần đăng ký ở các thị trường xuất khẩu chính trên thế giới. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp quảng cáo, trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hoá nông sản tạo điều kiện tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường, nối mạng trung ương, địa phương, các doanh nghiệp. Thiết lập mối liên kết chặt chẽ việc cung cấp thông tin giữa các doanh nghiệp với các cơ quan ngoại giao, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Phát triển các công trình phục vụ thương mại như hệ thống chợ đầu mối nông sản cung cấp cho đô thị lớn, các chợ giao dịch theo ngành hàng như chợ trái cây… làm nơi giao tiếp giữa nhà sản xuất, tăng cơ hội hợp tác đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Thiết lập hệ thống chợ nông thôn, các cửa hàng trưng bày, giao dịch hàng nông sản ở các thị trường lớn trong nước và nước ngoài.
Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm. Rà soát, bổ sung và nghiên cứu xây dựng mới các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy định về nhãn, mác sản phẩm… Tổ chức kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và giữ tín nhiệm cho sản phẩm mang thương hiệu của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khi mang ra xuất khẩu ra nước ngoài.
Xây dựng chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp và nông dân, như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm khi bị rủi ro về giá do biến động của thị trường. Có các giải pháp kịp thời giảm tác động của hôị nhập đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.