Điều 7 hợp đồng kinh tế (Phụ lục 1)

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước (Trang 42 - 44)

II. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT NƯỚC

14Điều 7 hợp đồng kinh tế (Phụ lục 1)

có tên chung và tên riêng. Và cần lưu ý đối với các hàng hóa bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Điều khoản chất lượng hàng hóa: chất lượng hàng hóa kết hợp cùng với tên

hàng sẽ giúp các bên xác định được hàng hóa một cách rõ ràng, chi tiết. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổng thể những thuộc tính, những chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được phù hợp với các điều kiện hiện có, đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong điều kiện sản xuất tiêu dùng xác định. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật và những đặc trưng của chúng. Điều khoản về chất lượng đối với đa số hợp đồng mua bán hàng hóa ở Công ty đều có quy định: hàng mới 100% chưa qua sử dụng. Hàng hóa đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng và bản vẽ phê duyệt. Hàng hóa đúng kích thước và thông số kỹ thuật.

- Điều khoản về số lượng: điều khoản này thể hiện mặt lượng của hàng hóa

trong hợp đồng, nội dung cần làm rõ là: đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số lượng. Tùy từng loại hàng hóa mà số lượng có thể xác định theo trọng lượng(kg, tạ, tấn) hay theo mét khối, theo toa xe. Ở Công ty các mặt hàng bán ra chủ yếu là các thiết bị điện, đầu nối dây nên số lượng thường là bộ, chiếc, cái…

- Điều khoản về giá cả: điều khoản này cần đề cập đến các nội dung như: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán. Đơn giá có thể xác định cố định hoặc giá di động. Giá cố định thường áp dụng với hợp đồng mua bán hàng hóa có tính ổn định cao và thời hạn giao hàng ngắn. Còn giá di động thường áp dụng với những mặt hàng mua bán nhạy cảm. Đối với loại giá này thường quy định là giá được điều chỉnh theo giá thị trường.

- Điều khoản thanh toán: phương thức thanh toán là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ giao, nhận tiền khi mua bán hàng hóa. Căn cứ vào đặc điểm riêng của hợp đồng, mối quan hệ, các điều kiện khác mà các bên có thể lựa chọn các phương thức thanh toán: Thanh toán bằng hàng đổi hàng, thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán bằng sec, thanh toán bằng tiền mặt. Hai bên phải thỏa thuận ngay từ đầu thanh toán bằng tiền Việt Nam, hay bằng đồng ngoại tệ nào theo quy đổi. Tùy theo từng hợp đồng cụ thể mà điều khoản thanh toán tại Công ty sẽ có những quy định cụ thể. Ví dụ

trong hợp đồng kinh tế số: 01/NN/GMT15 có quy định về điều kiện thanh toán như sau: “Bên A sẽ thanh toán cho bên B 30% giá trị hợp đồng ngay sau ký hợp đồng 5 ngày, 60% giá trị của hợp đồng sẽ được thanh toán sau khi hai bên đã ký kết biên bản nghiệm thu hoàn thành hàng hóa tại phân xưởng của bên B trong vòng 3 ngày kể từ ngày bên A nhận được biên bản bằng fax hoặc bản chính qua đường bưu điện, 10% giá trị hợp đồng bên A sẽ thanh toán cho bên B ngay sau khi bàn giao hàng hóa và bên B bàn giao các chứng từ và hóa đơn GTGT. Bên A nhận đủ toàn bộ hồ sơ thanh toán bao gồm các tài liệu sau:

+ Chứng nhận bảo hành của các nhà cung cấp: (01 bản gốc)

+ Chứng nhận chất lượng và số lượng của các nhà cung cấp: (01 bản gốc) + Chứng nhận xuất xưởng hàng hóa của nhà cung cấp: (01 bản gốc) + Hóa đơn tài chính hợp lệ: (01 bản gốc)

+ Biên bản giao nhận hàng hóa có xác nhận của các bên: (01 bản gốc) + Biên bản bàn giao: (01 bản gốc)

+ Biểu kê đóng gói: (01 bản gốc).

Theo đó, bên A thanh toán cho bên B (Công ty NNC) bằng phương thức chuyển khoản vào số tài khoản của Công ty tại ngân hàng cổ phần Ngoại thương chi nhánh Thành Công. Bên A sẽ thanh toán cho bên theo từng phần, ứng với mỗi giai đoạn thực hiện hợp đồng cho đến khi công việc được hoàn thành đúng tiến độ lúc đó bên A mới phải thanh toán đầy đủ theo như quy định trong hợp đồng. Thanh toán theo hình thức tầng phần của hợp đồng theo tiến độ công việc như một cam kết về sẽ thực hiện nghĩa vụ đúng như cam kết lấy chất lượng phục vụ và chữ tín làm đầu của Công ty.

- Điều khoản phạt vi phạm: Phạt vi phạm là một loại chế tài do các bên đặt ra nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Khi thỏa thuận các bên cần dựa trên mối quan hệ, độ tin tưởng lẫn nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm. Mức phạt thì do các bên thỏa thuận, có thể ấn định một số tiền phạt cụ thể hoặc đưa ra cách thức tính tiền phạt linh động theo % giá trị phần hợp đồng vi phạm. Và mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301 Luật thương mại). Nếu mức phạt lớn hơn 8% thì phần

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước (Trang 42 - 44)