Nhận xét chung về tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước (Trang 52 - 54)

II. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT NƯỚC

2.Nhận xét chung về tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty

I. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT NƯỚC

1. Văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa

Văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng đó là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, Bộ luật dân sự 1995 và Luật thương mại 1997. Thời gian ban hành các văn bản pháp luật này là khác nhau, tại mỗi thời điểm mà từng văn bản được ban hành có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau do vậy có nhiều những quy định của pháp luật về hợp đồng trong các văn bản này có sự khác nhau cả về phương pháp tiếp cận cũng như là nội dung quy phạm. Sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật đã gây hậu quả bất lợi về nhiều mặt, cả thể chế, thiết chế và thực tiễn hoạt động của các cơ quan Nhà nước có liên quan, nhất là Tòa kinh tế. Vấn đề đặt ra là phải ban hành những văn bản pháp luật thống nhất điều chỉnh pháp luật về hợp đồng nói riêng và pháp luật kinh tế nói chung, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế của Việt Nam, hội nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 ra đời đã đáp ứng nhu cầu bức thiết khi đất nước hội nhập của đất nước.

2. Nhận xét chung về tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty hàng hóa tại Công ty

Thời gian thực tập ở Công ty tuy không nhiều nhưng bằng những kiến thức đã học ở trường và qua thời gian thực tập tìm hiểu về việc áp dụng một số quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty, rút ra được một số vấn đề cơ bản sau:

Nhận thấy được vai trò quan trọng của soạn thảo hợp đồng trong việc giảm thiểu tối đa những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng về sau nên Công ty đã cố gắng giao kết và thực hiện hợp đồng trên tinh thần tự nguyện thỏa thuận giữa các bên phù hợp theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong Công ty thường được soạn thảo sẵn đối với từng loại hàng hóa để giảm thiểu thời gian giao kết hợp đồng, tuy nhiên các bên sau đó đều tham gia vào thỏa thuận bổ sung vào hợp đồng, để hợp đồng được hoàn thiện và thể hiện được ý chí của các bên. Hợp đồng mẫu được soạn thảo một cách đầy đủ các nội dung cơ bản và quan trọng của một hợp đồng. Đối với những khách hàng thân quen thì chủ yếu được sử dụng hợp đồng mẫu với các điều khoản cơ bản và không phức tạp được bạn hàng chấp thuận. Còn đối với bạn hàng là các khách hàng mới thì một số trường hợp sử dụng hợp đồng mẫu được các bên chấp thuận và thông qua. Một số trường hợp phải thỏa thuận theo mẫu của phía bên khách hàng và được áp dụng nhiều nhất đối với hợp đồng mua vào. Nội dung của hợp đồng bao gồm:

- Điều 1: Nội dung của hợp đồng

- Điều 2: Danh mục hàng hóa và giá cả hợp đồng - Điều 3: Chất lượng, quy cách hàng hóa

- Điều 4: Thanh toán

- Điều 5: Nghiệm thu và giao nhận hàng hóa - Điều 6: Bảo hành

- Điều 7: Điều kiện bất khả kháng - Điều 8: Phạt khi vi phạm hợp đồng

- Điều 9: Xử lý khi có tranh chấp hợp đồng, trọng tài và luật áp dụng - Điều 10: Những nội dung và điều kiện chỉnh hợp đồng

- Điều 11: Hiệu lực của hợp đồng

Do đa số các tranh chấp tại Công ty phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng nên Công ty và các đối tác luôn giữ mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngay khi xảy ra sự cố hai bên đều phải thông báo ngay cho nhau để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho cả hai bên. Công ty luôn cố gắng làm hết trách nhiệm của mình để giảm thiểu rủi ro và những tổn thất cho bạn hàng. Vì thế, tuy là một công ty với tuổi đời còn non trẻ nhưng NNC sớm nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ phía các đối tác. Cho đến bây giờ Công ty chưa có một tranh chấp lớn nào về hợp đồng mua bán hàng hóa mà phải đưa ra Trọng tài hay Tòa án. Các tranh chấp xảy ra ở Công ty thường do sự kiện bất khả kháng liên quan đến việc bảo hành các thiết bị điện và các thiết bị khác có liên quan như đầu nối dây, tủ phân phối hạ thế, tủ đấu dây biến điện áp, tủ điện chống tổn

thất, đồng hồ đo điện, biến dòng, kết cấu thép…. Ngay khi nhận được sự cố về các thiết bị mà Công ty cung cấp cho khách hàng, sẽ có các nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra và khắc phục sự cố ngay lập tức tốt nhất có thể tạo sự an tâm và tin tưởng ở khách hàng đối với các sản phẩm cũng như những dịch vụ sau bán hàng mà Công ty cung cấp.

Tuy nhiên, vẫn còn một vài vấn đề còn tồn tại trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mà Công ty NNC vẫn còn gặp phải trong thực tế như:

Về chủ thể giao kết hợp đồng: Trong thực tế giao kết hợp đồng, Công ty chưa tìm hiểu rõ vai trò của người đại diện khi tham gia giao kết hợp đồng. Ví dụ như ở hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty CP chế tạo thiết bị điện Đông Anh chỉ có ghi là: Ông Nguyễn Đức Công, chức vụ: phó Tổng giám đốc. Trong hợp đồng không ghi rõ là người này làm đại diện cho Công ty Đông Anh tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, nếu là đại diện thì cũng nên ghi rõ và cụ ông Nguyễn Đức Công là đại diện theo pháp luật hay là đại diện theo ủy quyền của phía Công ty Đông Anh. Vì không phải P.Tổng giám đốc luôn luôn là đại diện theo pháp luật của Công ty mà đại diện theo pháp luật của công ty cũng có thể là Chủ tịch hội đồng quản trị (Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005). Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc hợp đồng có bị vô hiệu hay không, nhất là khi mà có tranh chấp xảy ra giữa các bên.

Về giải quyết tranh chấp: trong hợp đồng mua bán hàng hóa đối với Công ty Đông Anh quy định: “trong quá trình thực hiện nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, hai bên chủ động thương lượng giải quyết đảm bảo hai bên cùng có lợi. Trường hợp không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra Tòa án kinh tế để giải quyết”. Trong hợp đồng đã không chỉ định cụ thể Tòa án nào sẽ đứng ra giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Cần phải chỉ định rõ cơ quan giải quyết tranh chấp ngay trong hợp đồng, bởi nếu khi để tranh chấp xảy ra rồi sau đó các bên mới ngồi lại thỏa thuận chọn Tòa án nào thì rất mất thời gian và nghiêm trọng hơn nữa khi mà các bên không thống nhất được Tòa án nào sẽ đứng ra giải quyết vì một lý do khách quan nào đó.

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước (Trang 52 - 54)