Điều 8 Hợp đồng kinh tế số: 01/NN/GMT(phụ lục 1)

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước (Trang 45 - 46)

II. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT NƯỚC

16Điều 8 Hợp đồng kinh tế số: 01/NN/GMT(phụ lục 1)

quyết. Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân với thương nhân, giữa thương nhân Việt Nam đối với thương nhân nước ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc Tòa án theo sự thỏa thuận của các bên. Tại Công ty thì đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước thì điều khoản giải quyết tranh chấp có quy định là “trong quá trình thực hiện nếu có xảy ra tranh chấp hợp đồng, hai bên chủ động thương lượng giải quyết đảm bảo hai bên cùng có lợi. Trường hợp không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra Tòa án kinh tế để giải quyết. Phán quyết của Tòa án kinh tế sẽ là quyết định cuối cùng cho vụ tranh chấp. Chi phí cho hoạt động kiểm tra xác minh và lệ phí trọng tài do bên có lỗi chịu”17

.

Thương lượng luôn là phương án lựa chọn đầu tiên mà Công ty chọn lựa khi có tranh chấp xảy ra để giải quyết tranh chấp. Thực tế trong quá trình thực hiện hợp đồng đã có một số tranh chấp xảy ra nhưng không đáng kể, các tranh chấp xảy ra thường là do sự kiện bất khả kháng. Trong hợp đồng không quy định rõ trường hợp nào được xem là sự kiện bất khả kháng mà quy định chung chung về bất khả kháng là sự kiện bất thường và nằm ngoài khả năng kiểm soát. Nguyên tắc lỗi bên nào thì bên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm do vậy, nếu có tranh chấp mà không thể thương lượng được và buộc phải đưa ra Trọng tài, Tòa án giải quyết mọi phí tổn sẽ do bên thua kiện, bên có lỗi phải chịu trách nhiệm.

2.4 Thương lượng đàm phán

Đàm phán không đơn thuần là quá trình theo đuổi nhu cầu lợi ích riêng lẻ của một bên , mà là quá trình đôi bên thông qua việc không ngừng điều chỉnh nhu cầu của một mình mà tiếp cận với nhau, cuối cùng đạt được ý kiến thống nhất. Đó là quá trình bàn bạc, thảo luận giữa các bên, nhằm đi đến ý kiến thống nhất. Các bên đưa ra yêu cầu trong quá trình đàm phán, chấp nhận nhượng bộ, để nếu thành công thì sẽ ký hợp đồng đạt được lợi ích cho cả đôi bên. Trên cơ sở đó, thực tiễn tại Công ty NNC việc thương lượng đàm phán đã và đang được thực hiện theo nguyên tắc:

- Đàm phán là một việc tự nguyện, theo nghĩa bất cứ bên nào cũng có thể thoái lui hay từ chối tham dự đàm phán vào bất cứ lúc nào.

- Đàm phán chỉ có thể bắt đầu khi ít nhất có một bên muốn thay đổi thỏa thuận hiện tại và tin rằng có thể đạt được một thỏa thuận mới thỏa mãn cả đôi bên.

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước (Trang 45 - 46)