Giải quyết tranh chấp về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước (Trang 50 - 52)

II. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT NƯỚC

4. Giải quyết tranh chấp về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty

hóa tại Công ty

Tranh chấp là điều mà không ai mong muốn khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu có tranh chấp xảy ra thì Công ty luôn lựa chọn cách giải quyết sao cho vừa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí mà lại vừa thuận lợi cho cả hai bên. Bởi trong kinh doanh các bên luôn muốn giữ uy tín, danh dự cũng như bí mật kinh doanh của mình. Tranh chấp xảy ra do nhiều lý do và nhiều yếu tố tác động vào, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và triệt để, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên nhất là bên vi phạm. NNC tuy là một công ty với tuổi đời còn non trẻ song những kiến thức pháp luật và thực tiễn về giải quyết tranh chấp ở Công ty cũng không phải là ít. Theo quy định của pháp luật thì khi xảy ra tranh chấp các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết: thương lượng, hòa giải, Trọng tài thương mại, Tòa án. Thực tiễn áp dụng tại Công ty thì phương thức thương lượng hòa giải được xem là phổ biến nhất, chỉ khi nào không thể thỏa thuận được các bên mới đưa ra Tòa án kinh tế để giải quyết. Phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước tại Công ty quy định về việc giải quyết tranh chấp: “Trong trường hợp có tranh cãi, khiếu nại hay tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, hay có liên quan đến hợp đồng này hoặc do vi phạm hợp đồng, hai bên sẽ gặp nhau thương lượng và vận dụng mọi nỗ lực tốt nhất để hòa giải; Nếu hai bên không hòa giải được thì tranh chấp sẽ đưa ra Tòa án kinh tế Hà Nội để giải quyết theo luật định. Phán quyết của Tòa án là

quyết định cuối cùng buộc hai bên phải tuân theo. Toàn bộ chi phí do bên thua chịu trách nhiệm chi trả”. Lý do là cả hai bên đều không muốn mất thời gian và chi phí. Đó là đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, còn đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu không thỏa thuận được thì các bên thỏa thuận đưa tranh chấp ra Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là phương thức ít được lựa chọn nhất không phải chỉ riêng ở Công ty NNC mà ở các công ty khác trong nước cũng ít lựa chọn. Bởi mức phí đưa ra Trọng tài còn khá lớn so với phí đưa vụ kiện ra Tòa án, trong khi các phán quyết Trọng tài được đưa ra có thực hiện tốt được hay không phải dựa trên sự tự nguyện của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm. Tuy nhiên trong kinh doanh yếu tố thời gian mang tính quyết định khá lớn trong giải quyết tranh chấp. Tính ưu việt nhanh chóng và đảm bảo giữ bí mật kinh doanh cho các bên của phương thức Trọng tài đang là mối quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam và họ sẵn sàng bỏ ra một chi phí cao để mang lại hiệu quả giải quyết tranh chấp cao nhất. Trong tương lai không xa phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài sẽ trở nên phổ biến và được các bên ưu tiên lựa chọn một khi các bên không thương lượng hòa giải được.

Thực tế tại Công ty các tranh chấp thường được giải quyết bằng con đường thương lượng hòa giải giữa các bên chứ chưa phải đưa ra Trọng tài hay Tòa án.

Trên đây là toàn bộ các vấn đề pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Công ty TNHH Nhất Nước mà em rút ra được sau một quá trình tìm hiểu và thực tại Công ty. Tại NNC tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa được soạn thảo, ký kết và được thực hiện dựa trên tinh thần là sự thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w