Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước (Trang 56 - 61)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠ

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa

là thương nhân có tư cách pháp nhân nhưng trong căn cứ chọn luật áp dụng chỉ ghi căn cứ là Bộ luật dân sự 2005 và căn cứ vào nhu cầu của các bên mà lại không ghi căn cứ vào Luật thương mại 2005. Hợp đồng mua bán hàng hóa số 193/EEMC-VTXNK là một ví dụ18

. Trong khi đó hợp đồng mua bán hàng hóa này chịu sự điều chỉnh của cả Luật thương mại 2005 (khoản 1 điều 1 và khoản 1 điều 2 Luật thương mại 2005) chứ không riêng Bộ luật dân sự. Và Luật thương mại 2005 sẽ được ưu tiên áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa này.

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa hợp đồng mua bán hàng hóa

- Về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Một văn bản pháp luật ban hành ra không phải chỉ cho riêng một tầng lớp trong xã hội mà tất cả mọi người đều có quyền đọc, có quyền biết, tham khảo để áp dụng vào thực tế đời sống. Vì thế, các quy định phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo bất kỳ một ai khi đọc cũng có thể hiểu được những nội dung cơ bản của văn bản đó, có như thế pháp luật mới thật sự đi vào được đời sống. Và lúc đó “sống và làm việc theo pháp luật” không còn chỉ là khẩu hiệu nữa mà là một phần trong suy nghĩ và hành động của mỗi người. Ngoài ra, văn bản pháp luật phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như: các trang Web, đài, báo, tivi…để mọi người đều có thể tìm hiểu, đọc

và thực hiện theo. Hiện nay, cũng đã có nhiều các wedsite như

http://www.vietlaw.gov.vn; http://www.vbqppl.moj.gov.vn đăng tải đầy đủ và cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa cũng vậy.

Để đảm bảo tính minh bạch, công khai và để cho văn bản pháp luật sát với thực tiễn cuộc sống thì cần phải tổ chức lấy ý kiến đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trước khi được ban hành. Có một thực tế ở nước ta là chỉ một số Luật mới đưa ra lấy ý kiến của toàn dân chứ không phải tất cả luật. Và một số văn bản tuy có lấy ý kiến của toàn dân nhưng chưa sâu sắc và sát với tình hình thực tế ở các địa phương. Vì thế, cơ quan soạn thảo văn bản phải tạo mọi điều kiện không chỉ cho các cơ quan hữu quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế…mà cả nhân dân tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng văn bản, có thể thông qua hình thức góp ý trực tiếp hoặc thông qua các trang Website của Chính phủ, của Bộ, qua báo chí…Luật Thuế thu nhập cá nhân là một điển hình về việc lấy ý kiến toàn dân. Và hai Bộ luật quan trọng trước đây là Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự cũng đều lấy ý kiến quy mô và rộng rãi toàn dân, thời gian gần đây có sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến bỏ án tử hình trong Bộ luật hình sự. Đã có rất nhiều ý kiến phản hồi từ phía người dân và các cơ quan ban ngành tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến. Điều này không chỉ cần cho việc ban hành văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa mà cho các văn bản pháp luật nói chung. Thông qua ý kiến của nhân dân và của các cơ quan hữu quan, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu để xây dựng văn bản pháp luật hiệu quả hơn. Pháp luật trở thành công cụ giúp quản lý Nhà nước hiệu quả nhất, và luật không chỉ còn nằm trên giấy tờ nữa mà sẽ đi vào thực tế đời sống của mỗi người dân Việt Nam.

- Nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

Một văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán được ban hành nhưng, không đưa ra thực hiện trong cuộc sống thì văn bản đó dù có quan trọng thế nào cũng không có ý nghĩa. Văn bản pháp luật ban hành là để phục vụ cho thực tiễn, áp dụng trên thực tế đời sống. Việc thực hiện các quy định pháp luật trong cuộc sống là rất quan trọng. Nhưng văn bản pháp luật để có thể đi vào cuộc sống được thì cần phải qua khâu tổ chức thực hiện, tự nó không thể đi vào cuộc sống. Hiện nay, ở nước ta thì vấn đề tổ chức thực hiện để đưa luật vào đời sống được đánh giá là yếu. Sỡ dĩ vậy, bởi vì

ý thức pháp luật và sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế. Vẫn còn nhiều suy nghĩ cho rằng luật thì chỉ các nhà làm luật mới cần phải biết đến, chỉ khi có những vướng mắc liên quan đến pháp luật thì người dân mới chịu tìm hiểu về pháp luật và nhờ đến các trung tâm tư vấn pháp luật.

Để thực hiện tốt luật thì trước hết các cán bộ công chức, những người làm về pháp luật phải là những người có trình độ cao và có hiểu biết sâu rộng về pháp luật, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tổ chức khâu thực hiện pháp luật, họ phải là người không chỉ hiểu về luật mà còn hiểu rõ thực tế và không ngừng trau dồi kiến thức về pháp luật, có như thế mới xây dựng được các kế hoạch đưa luật vào cuộc sống có hiệu quả. Đối với lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa, Chính phủ, Bộ, cơ quan chuyên môn phải có kế hoạch để phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa, để các doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm hiểu các quy định mới của pháp luật và nắm rõ các quy định đó, từ đó áp dụng một cách chính xác tinh thần pháp luật mà văn bản đưa ra. Mặt khác, cần ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc áp dụng, tránh việc hiểu sai lệch các quy định của pháp luật. Trong thực tế có nhiều tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa, do thiếu hiểu biết về pháp luật mà đối với các tranh chấp nếu có xảy ra thì các doanh nghiệp Việt Nam ít khi đưa ra Tòa án hay Trọng tài mà chủ yếu là tự thỏa thuận giải quyết. Lý do là nếu đưa ra Tòa án thì mất thời gian và thủ tục phức tạp mà đôi khi Tòa án xử án cũng chưa được khách quan. Mặt khác, Trọng tài thì nhanh gọn nhưng chi phí còn cao so với chi phí giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Sự hiểu biết về pháp luật kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do đó, việc tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng là rất quan trọng và cần được quan tâm. Các doanh nghiệp nên có ít nhất một nhân viên, hay cố vấn pháp lý biết tìm hiểu và nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật. Để áp dụng vào thực tiễn tình hình hoạt động tại công ty giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng và kinh doanh thương mại nói chung. Và nếu có xảy ra tranh chấp thì vấn đề cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng đúng theo quy định của pháp luật.

- Gấp rút ban hành Luật Trọng tài thương mại thay thế Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 nhằm đảm bảo phù hợp và thống nhất với Luật thương mại 2005 và các VBPL khác

Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 ra đời, quy định khá chặt chẽ quy trình, thủ tục giải quyết cũng như giá trị pháp lý chung thẩm buộc các bên phải thi hành quyết định của trọng tài nhưng theo đó cũng có một số vướng mắc ở Pháp lệnh này. Đó là việc một số quy định trong Pháp lệnh không phù hợp và còn mâu thuẫn với Luật thương mại 2005. Ví dụ như: Pháp lệnh trọng tài 2003 đưa ra khái niệm hoạt động thương mại dưới hình thức liệt kê nên phạm vi hạn hẹp hơn rất nhiều so với khái niệm hoạt động thương mại trong Luật thương mại 2005, điều này làm cho hoạt động của Trọng tài thương mại gặp nhiều khó khăn hơn. Cần thiết phải có sự thống nhất giữa Pháp lệnh trọng tài 2003 với Luật thương mại 2005 cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam nhất là khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới. Việc thống nhất giữa hai văn bản pháp luật này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường Trọng tài, một phương thức giải quyết tranh chấp sẽ là sự lựa chọn của các doanh nghiệp trong tương lai không xa.

Từ thực tiễn đó cần gấp rút sửa đổi Pháp lệnh Trọng tài thương mại thành Luật Trọng tài thương mại để đáp ứng nhu cầu gia nhập WTO cũng như thực tiễn hoạt động thương mại ở Việt Nam. Luật Trọng tài thương mại cần có sự thống nhất với Luật thương mại trong các khái niệm về hoạt động thương mại. Đối với trường hợp một bên chủ thể không phải là thương nhân thì cũng có thể giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận chọn Trọng tài bằng cách mở rộng điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

KẾT LUẬN

Hoạt động mua bán hàng hóa đã có từ rất lâu đời và phát triển qua hàng trăm năm qua. Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều những vấn đề xảy ra trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Với mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia khác nhau đều tồn tại những vấn đề khác nhau cần phải được giải quyết để hoạt động kinh doanh có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

Nhận thấy được vai trò quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh và nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa chưa thật sự đúng theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng chưa đủ, chưa đúng pháp luật về hợp đồng vào trong thực tế đã và đang đem lại những hậu quả pháp lý bất lợi cho các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa. Và từ thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH Nhất Nước mà trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu được để hình thành nên đề tài này, đề tài đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Cụ thể là thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Nhất Nước, nơi mà em hiện đang thực tập.

Qua việc nghiên cứu lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty đã cho thấy vai trò quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa ngay từ khâu giao kết hợp đồng để làm thế nào có thể lường trước những rủi ro có thể xảy ra và giảm thiểu rủi ro đó ngày khi soạn thảo, đàm phán hợp đồng. Và nếu tranh chấp có xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng thì cần có phương án giải quyết tranh chấp nhanh chóng, giảm tối thiểu thời gian và chi phí đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên. Từ thực tiễn tại Công ty em đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và cách thức áp dụng pháp luật tại Công ty. Và việc cần thiết ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa một cách thống nhất phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ hiểu dễ áp dụng, ổn định có lợi cho doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Riêng đối với Công ty nên có một cán bộ pháp lý chuyên về pháp luật am hiểu và biết áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn hoạt động của Công ty và chuyên soạn thảo hợp đồng và các văn bản pháp luật khác đảm bảo hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ, đúng theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiên hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhất Nước (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w