Thực hiện chủ trơng giao đất, giao rừng theo hớng hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Một phần của tài liệu Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum (Trang 74 - 79)

I. Rừng tự nhiên 594.103 578.195 15.908 1 Đất có rừng sản xuất 311.280295.327-15

1. Cây sắn Diện tích

3.2.1.2. Thực hiện chủ trơng giao đất, giao rừng theo hớng hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Đất đai từ xa xa đã luôn gắn bó với ngời nông dân, là vấn đề mà mọi thời đại đều quan tâm. Ngày nay, trong quá trình chuyển sang cơ chế mới, phát triển

nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của nhà nớc, thì đất đai lại càng có vị trí quan trọng. Do vậy, phải từng bớc hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân và các thành phần kinh tế có điều kiện để khai thác đất đai có hiệu quả.

Thời kỳ trớc khi Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 về tr- ớc, hộ gia đình nông dân cha đợc coi là đối tợng trực tiếp giao đất, giao rừng, mà đất có rừng và các loại đất canh tác đều đợc giao cho các lâm trờng quốc doanh và hợp tác xã quản lý. Do những yếu kém về công tác quản lý các lâm tr- ờng quốc doanh và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nên trong một thời gian đất đai không đợc khai thác và sử dụng có hiệu quả.

Từ năm 1987, theo tinh thần đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nớc, vấn đề giao đất giao rừng cho các hộ nông dân bớc đầu thực hiện. Đến khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về "khoán hộ" đã khẳng định việc giao đất canh tác cho các hộ xã viên là hợp lý, đồng thời đa ra các phơng thức sử dụng đất đai, khoán thầu, đấu thầu... Nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo những biến chuyển tích cực trên mặt trận nông nghiệp.

Việc thừa nhận hộ nông dân là đơn vị tự chủ, đợc trao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, là động lực thúc đẩy cho kinh tế hộ nông dân giữ vai trò quyết định với sản xuất nông nghiệp. Điều này có mặt tích cực, đất đai đã có ngời chủ cụ thể, trực tiếp - đó là các hộ gia đình nông dân. Từ đó, làm cho kinh tế hộ có t cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh trên ruộng đất của mình. Nó là động lực kích thích các hộ nông dân đầu t sức ngời, sức của để thâm canh, tăng năng suất cây trồng, khai hoang tăng vụ, phát triển ngành nghề trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nó làm cho ngời nông dân từ chỗ lao động một cách thụ động theo sự quản lý, điều hành của hợp tác xã, trở thành ngời vừa tham gia lao động sản xuất, vừa tổ chức quản lý quá trình sản xuất của mình.

Để phát huy đợc hết lợi thế tiềm năng đất nông nghiệp của tỉnh việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân cần đợc quy hoạch, định hớng phát triển thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho ngời trồng cây công nghiệp lâu năm và cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trồng mới cây công nghiệp lâu năm. Khuyến khích ngời nông dân trồng cây công nghiệp trên đất đã đợc giao và đất quy hoạch trồng cây lâu năm bằng các biện pháp hỗ trợ về giá, cung cấp giống cây... trong thời gian những năm cha có sản phẩm.

Hình thành một số vùng chuyên canh tập trung trồng cây công nghiệp: Cây cà phê nh xã Đắk Uy, xã Hà Môn, xã Ngọc Vang của huyện Đăk Hà và xã Ya Chiêm, xã Vinh Quang của thị xã Kon Tum... định hình diện tích cây cà phê toàn tỉnh đến năm 2010 là 10000 ha với sản lợng khoảng 20000 tấn.

Cây cao su nh: xã Pô Kô, Tân Cảnh - huyện Đăk Tô; xã Đăk Môn, Đăk Long, Đăk Roong - huyện Đăk Glei; xã Ngọc Vang - huyện Đăk Hà; xã Đăk Tờre - huyện Kon Rẫy; xã Ya Chiêm, Hoà Bình, Vinh Quang - thị xã Kon Tum; xã Sa Sơn, Sa Nhơn, Mo Ray, Rờ Kơi - huyện Sa Thầy; xã Đăk Sú, thị trấn Plei Kân - huyện Ngọc Hồi. Đến năm 2010 diện tích cao su đạt 37500 ha, trong đó cao su kinh doanh đạt 22200 ha, sản lợng khai thác đạt 33.300 tấn mủ nớc.

Tập trung phát triển cây sắn ở thị xã Kon Tum, huyện Đắk Tô, huyện Đắk Hà, huyện Đắk Glei và huyện Sa Thầy. Dự kiến đến năm 2010 diện tích sắn đạt 11636 ha.

Diện tích mía dự kiến đến năm 2010 là 5000 ha, chủ yếu trồng tập trung ở thị xã Kon Tum và huyện Sa Thầy.

Đồng thời, thực hiện ngay các giải pháp khắc phục tình trạng không có đất hoặc thiếu đất để sản xuất đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.Khai hoang mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện, điều chỉnh lại đất của các nông lâm trờng, nhận giao khoán đất của các nông lâm trờng.

Tại Kon Tum, trong mấy chục năm vừa qua tình trạng đất đai của các dân tộc thiểu số tại chỗ, đã có những biến động mạnh mẽ. Trong xã hội

truyền thống ở Kon Tum, mỗi hộ thờng có ít nhất từ 10-15 ha đất rừng để luân phiên nơng rẫy. Từ sau năm 1990 đến nay, do chính sách đẩy mạnh khai phá đất đai gắn với sự chiếm dụng đất quá lớn của các nông lâm trờng quốc doanh, hiện tợng di dân gắn với tình trạng mua bán đất nên nhiều hộ dân tộc thiểu số lâm vào cảnh thiếu đất sản xuất, buộc phải trở thành ngời làm thuê hoặc lùi vào rừng sâu, tiếp tục phá rừng làm nơng rẫy. Do đó, một trong những bức xúc của Kon Tum là giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Thực hiện Quyết định 132 của Thủ tớng Chính phủ, tỉnh Kon Tum cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nhng còn ít, cha căn bản. Hiện tại một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất, vì vậy cần tiếp tục cấp đất cho đồng bào. Do đó, tỉnh cần phải xác định số hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất và thiếu đất. Phải tổ chức tốt việc giải quyết đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số theo hớng gắn với việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, hớng dẫn họ cách sản xuất, cho vay vốn, tiêu thụ nông sản phẩm nhằm giúp cho đồng bào có cuộc sống ổn định, định canh định c, không còn du canh, du c phá rừng, phát nơng làm rẫy.

Trên cơ sở quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp, tiếp tục khai hoang diện tích cha sử dụng. Đến năm 2005, diện tích đất cha sử dụng là 148403,49 ha, cần khai hoang, cải tạo để cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Thu hồi phần đất d thừa ở các nông, lâm trờng để cấp cho đồng bào tại chỗ sử dụng. Trớc mắt, thu hồi diện tích ruộng nớc, diện tích cây hàng năm, cây lâu năm mới trồng và diện tích không sử dụng của các nông lâm trờng để cấp cho đồng bào dân tộc.

Trờng hợp đất nông nghiệp trớc đây của dân, nhất là của đồng bào dân tộc khi vào nông lâm trờng giao cho các nông lâm trờng quản lý, sử dụng nhng trong quá trình thực hiện tổ chức sắp xếp lại sản xuất, một bộ phận lao động là công nhân phải nghỉ việc theo chế độ hoặc không còn tham gia lao động ở nông

trờng nên không có đất để sản xuất, thì nông lâm trờng phải giao lại cho số lao động này một diện tích đất hợp lý hoặc giao khoán đất để ngời dân có đất sản xuất bảo đảm cuộc sống.

Nhà nớc nên dùng ngân sách mua lại diện tích đất của ngời Kinh trong phạm vi liền kề buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số để cấp cho họ. Việc làm này đợc coi nh là đầu t phát triển, đầu t xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng miền núi.

Tạo điều kiện để chuyển một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số sang kinh doanh nghề rừng và các ngành nghề khác, thu hút một bộ phận lao động vào làm ở các nông lâm trờng.

Giải quyết vấn đề đất sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực sự là vấn đề khó khăn. Các chính sách đòi hỏi vừa phải có tính toàn diện, vừa phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, với tập quán của đồng bào từng vùng, đồng thời phù hợp với khả năng và nguồn lực của Nhà nớc.

Tại Kon Tum, việc chính quyền buộc các doanh nghiệp nhà nớc san sẻ lại đất cho đồng bào dân tộc thiểu số là biện pháp trớc mắt. Giải pháp lâu dài hơn phải là kết hợp chặt chẽ biện pháp hỗ trợ họ kinh doanh có hiệu quả trên đất; từng bớc tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, bằng không thì hậu quả là quay lại chu kỳ luẩn quẩn, vì nghèo đói họ sẽ lại phải bán mảnh đất và trở thành đối tợng cần đợc hỗ trợ về đất đai.

Nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhợng trái phép đất nông nghiệp, nhất là đất của đồng bào dân tộc thiểu số. Giải quyết dứt điểm những vụ việc nổi cộm về khiếu kiện tranh chấp đất đai giữa dân với dân, giữa dân với doanh nghiệp và tổ chức của nhà nớc.

ở đây, cũng cần nên xem lại vấn đề giao đất cho từng hộ hay là làng. Nếu giao cho từng hộ thì chẳng khác nào lặp lại cái sai dẫn đến những hậu quả mua đi bán lại... đã từng xẩy ra. Đất đai đợc giao cho các "tổ chức xã hội" nhng làng lại không đợc coi nh là một "tổ chức xã hội". Trong khi sự cố kết của cộng

đồng làng vẫn còn, rất bền chặt, dân bầu ra già làng và hội đồng làng. Trong thực tế, các trởng thôn của chính quyền, các bí th chi bộ Đảng ở làng muốn làm bất kỳ việc gì đều phải xin ý kiến già làng, không có sự đồng tình của già làng thì không việc gì có thể thành công. Nh vậy, đất và rừng nên trả lại cho làng, chứ không nên trả trực tiếp cho hộ. Đồng thời, nếu là đất thuộc quy hoạch phát

Một phần của tài liệu Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w