Phát triển doanh nghiệp nhà nớc phải gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam (Trang 63 - 67)

- Vốn chủ sở hữu còn quá bé Cơ sở vật chất kỹ thuật

3.1.2.Phát triển doanh nghiệp nhà nớc phải gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam

T- Các yếu tố cạnh tranh

3.1.2.Phát triển doanh nghiệp nhà nớc phải gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam

+ Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2010

Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam thì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo sẽ là:

- Tăng trởng GDP bình quân 14%/năm phấn đấu đạt GDP bình quân đầu ngời vào năm 2010 khoảng 900USD nhằm ra khỏi địa phơng có thu nhập thấp (theo tiêu chí quốc tế thu nhập bình quân đầu ngời dân 736USD đợc xếp vào hạng thu nhập thấp) giá trị sản xuất công nghiệp tăng 28%/năm, các ngành dịch vụ tăng 18%/ năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 27%/ năm, giải quyết cơ bản vấn đề xoá đói giảm nghèo gắn với lao động, việc làm và tăng thu nhập, trên cơ sở đẩy mạnh các hoạt động tại Khu kinh tế mở Chu Lai, phát triển mạnh các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống. Đồng thời, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu t bảo vệ môi trờng và khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên [20].

Trên cơ sở những mục tiêu tổng quát đã đợc xác định cho giai đoạn 2006-2010, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam cũng đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, nh là:

- Chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lợng tăng trởng, nghĩa là phải chuyển dịch kinh tế theo hớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP từ 69%/năm 2005 lên 82% vào năm 2010. Kết hợp đầu t xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai, các khu công nghiệp tập trung Điện Nam - Điện Ngọc, Thuận Yên, Trảng Nhật.v.v...với việc phát triển các chuỗi đô thị Hội An,

Tam Kì, Núi Thành, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc...thành những vùng động lực tiềm năng để phát triển kinh tế.

- Tập trung phát triển hạ tầng kinh tế trên các lĩnh vực giao thông, công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng... đồng thời với việc tăng cờng phát triển hạ tầng về xã hội nhằm thúc đẩy quá trình tăng trởng kinh tế.

- Thực hiện xã hội hoá và đa dạng các hình thức đầu t, tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách thu hút đầu t, tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng nguồn thu ngân sách. Tiếp tục phát huy việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nớc theo hớng nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện chất lợng dịch vụ và kinh doanh phải đạt hiệu quả.

- Phối hợp nhiệm vụ phát triển các vấn đề xã hội và môi trờng đồng bộ với tăng trởng kinh tế và chăm lo đầu t phát triển nguồn nhân lực, thông qua giải pháp sử dụng nguồn lực dự trữ và thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích thu hút nhân tài có trình độ chuyên môn cao để ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế xã hội.

- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế thông qua quá trình đẩy mạnh sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế khác cùng tham gia hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng của địa phơng có lợi thế cạnh tranh cao, có tiềm năng lớn,... nhằm tăng cờng tính chủ động và thiết thực trong hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần ổn định và mở rộng thị trờng theo h- ớng hoà nhập và bền vững.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo môi trờng cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nớc nói riêng hoạt động thuận lợi cũng nhằm thu hút đầu t, nhất là thủ tục liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, đặc biệt là thủ tục hành chính. Cần đợc cải cách theo chế độ “một cửa tại chỗ” - khắc phục có hiệu quả mọi biểu hiện gây phiền hà, nhũng nhiễu làm trở ngại công việc của doanh nghiệp, hạn chế các đoàn thanh tra, kiểm tra có cùng nội

dung chồng chéo làm mất thời gian và gây ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tăng cờng vai trò quản lý nhà nớc của tỉnh đối với doanh nghiệp nhà n- ớc ở địa phơng thông qua chủ trơng, định hớng, các chế độ, chính sách và hình thành hành lang pháp lý chung cho các loại hình doanh nghiệp cùng hoạt động công khai, bình đẳng. Không can thiệp sâu vào công việc cụ thể của doanh nghiệp, phân định rõ trách nhiệm quản lý kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp với chức năng sở hữu tài sản nhà nớc tại doanh nghiệp nhà nớc, đồng thời nhanh chóng xoá bỏ cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nớc

Để thực hiện đợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2006-2010 cùng với những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đợc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX xác định thì vai trò của doanh nghiệp mà trớc tiên là doanh nghiệp nhà nớc của tỉnh Quảng Nam phải thể hiện tính tiên phong, gơng mẫu của mình nh là sự dẫn dắt mở đờng để các loại hình kinh tế khác cùng thực hiện các chủ trơng, định hớng của Đảng bộ tỉnh, cùng tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phơng.

+ Định hớng phát triển doanh nghiệp nhà nớc của tỉnh Quảng Nam

- Thực hiện lộ trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam theo Quyết định số 72/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tớng Chính phủ, trên cơ sở thực trạng hệ thống doanh nghiệp nhà nớc đang hoạt động đợc qui hoạch và cơ cấu lại, cần tiếp tục có những cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nớc của tỉnh Quảng Nam phát triển theo định hớng sau:

Một là, phát triển doanh nghiệp nhà nớc phải gắn với những nhiệm vụ trọng tâm hớng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nớc là một phần đóng góp vào giá trị tăng thêm của tổng sản phẩm xã hội. Phải phân biệt sự khác nhau giữa sở hữu nhà nớc và quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nớc. Phải có sự

cam kết hỗ trợ quá trình phát triển doanh nghiệp nhà nớc thông qua các chính sách và tạo điều kiện về hành lang pháp lý.

Hai là, phát triển doanh nghiệp nhà nớc phải từ thực tế nguồn lực nội tại của doanh nghiệp về cơ sở vật chất, phơng tiện hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu, thiết bị công nghệ, nguồn nhân lực và tăng cờng hợp tác để thu hút nguồn lực từ bên ngoài thông qua các nhà đầu t có tiềm lực về các yếu tố kinh doanh.

Ba là, phải dựa vào năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt và công nhân lành nghề để mở rộng và phát triển ngành nghề kinh doanh phù hợp, chú trọng việc duy trì và từng bớc nâng cao chất lợng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chí quốc tế, từng bớc đa dạng hoá về thơng hiệu và chủng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nớc.

Bốn là,phát triển doanh nghiệp nhà nớc không chỉ dựa vào kế hoạch tăng trởng kinh tế thông qua các chỉ số kinh doanh nh: doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trớc mà cần chú trọng đến phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nớc trên cơ sở các chỉ số về khả năng thanh toán, về tỉ suất lợi nhuận, về điều kiện tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, đồng thời với việc sử dụng hợp lý tài nguyên, đất đai vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phải tăng cờng các giải pháp bảo vệ môi trờng, giải quyết ổn định việc làm và nâng cao đời sống đối với ngời lao động.

Năm là, ngoài mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện các mục tiêu xã hội vì lợi ích cộng đồng, thông qua các chơng trình hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, nh là: tham gia xoá nhà tạm, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp trẻ em nghèo vợt khó, phụng dỡng suốt đời Bà Mẹ Việt Nam anh hùng,...nói chung là phải gánh vác một phần trách nhiệm xã hội.

Sáu là, phát triển doanh nghiệp nhà nớc phải đồng thời với sự lớn mạnh của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nớc, phải phát huy đợc sức

mạnh tổng hợp của các đoàn thể và ngời lao động trong doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nớc phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phải từ quá trình phát huy thực sự qui chế dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp nhà nớc.

Phải từ hoạt động thực tiễn, qui hoạch và đào tạo bổ sung cho doanh nghiệp nhà nớc một đội ngũ cán bộ kế thừa, có đủ năng lực, đạo đức, và phẩm chất của doanh nhân Việt nam.

Bảy là, đối với những doanh nghiệp nhà nớc đã thực hiện cổ phần hoá cần tiếp tục hỗ trợ thông qua những chính sách, cơ chế hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Có biện pháp ngăn ngừa tình trạng sau cổ phần hoạt động theo kiểu lỗ giả, lãi thật để thôn tính hết cổ phần của ngời lao động trong doanh nghiệp, để cuối cùng t nhân hoá doanh nghiệp nhà nớc, tài sản của nhà nớc dần dần biến thành của cá nhân với giá trị quá chênh lệch so với giá trị thực trên thị trờng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam (Trang 63 - 67)