Sự cần thiết để tồn tại doanh nghiệp nhà nớc của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam (Trang 30 - 32)

2.1. Tình hình hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nớc tỉnh Quảng Nam Quảng Nam

2.1.1. Sự cần thiết để tồn tại doanh nghiệp nhà nớc của tỉnh Quảng Nam Nam

Trong nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, vai trò của doanh nghiệp nhà nớc gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội và giữ vững sự ổn định chính trị của một quốc gia, thông qua việc thực hiện sứ mệnh đặc biệt của mình trong quá trình gánh vác chức năng nặng nề và khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác, đó là công cụ của Nhà nớc làm “bà đỡ” cho hệ thống doanh nghiệp phát triển ổn định, tham gia khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trờng, góp phần tạo việc làm và đi đầu thực hiện các chính sách xã hội, đặc biệt là phân phối phúc lợi công cộng, giảm bớt tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội.

Mặt khác, doanh nghiệp nhà nớc phải đảm nhận các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có tính chiến lợc đối với sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi vốn đầu t vợt quá khả năng tài chính của t nhân, tham gia đầu t vào một số ngành có hệ số rủi ro nh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, xử lí môi trờng, giao thông công cộng...hoặc tham gia vào những ngành có lợi thế cạnh tranh để vừa mang tính chất chính trị, vừa tạo nguồn thu lớn cho ngân sách. Doanh nghiệp nhà nớc trong nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa cần nắm giữ những vị trí then chốt quan trọng để chủ động định hớng xã hội làm đối trọng phát triển hội nhập kinh tế quốc tế; tham gia kiến tạo quan hệ sản xuất mới, mở đờng cho các thành phần kinh tế khác phát triển, đồng thời phải nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng, chính trị xã hội của quốc gia.

Đối với Quảng Nam, một tỉnh mới đợc chia tách từ đơn vị hành chính Quảng Nam - Đà Nẵng vào tháng 01 năm 1997 đến nay vừa đợc 9 năm. Cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật của tỉnh trong những năm qua đợc Nhà nớc và chính quyền địa phơng quan tâm đầu t xây dựng nhng thực chất cha đáp ứng đợc nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX của Tỉnh Đảng bộ đã đánh giá cao những thành tựu đạt đợc trong gần 10 năm qua, trong đó có sự đóng góp rất tích cực của bộ phận doanh nghiệp nhà nớc trên địa bàn tỉnh và trong phơng hớng nhiệm vụ của những năm đến, Tỉnh uỷ Quảng Nam cũng đã chủ trơng đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế địa phơng trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu ngành, thu hút mạnh đầu t, đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, tập trung phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ, phấn đấu đến trớc năm 2020 Quảng Nam trở thành tỉnh Công nghiệp, giữ vững tốc độ tăng trởng GDP bình quân 14%/ năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm là 27%. Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam lần thứ XIX cũng khẳng định: “Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, tiến bộ và công bằng xã hội, chăm lo sự phát triển toàn diện con ngời ” [20, tr.42]. Nội dung định hớng thể hiện rõ quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam là phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề về xã hội, về môi trờng, phải thực hiện đợc công bằng xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân. Nói cách khác là phải phát triển bền vững và do vậy, để thực hiện thắng lợi nội dung định hớng này, không thể không sử dụng vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nớc mà trong đó doanh nghiệp nhà nớc là bộ phận cấu thành chính yếu. Điều đó cũng có nghĩa rằng sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nớc tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết mang tính tất yếu khách quan, phù hợp với thực tế đờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nớc trong lộ trình sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nớc.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam (Trang 30 - 32)