IV. Đánh giá chung:
1. Định hướng phát triển thị trường bất động sản của Hà Nội:
- Tập trung nghiên cứu hoàn thiện và ban hành sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thúc đấy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, phù hợp với quy luật cung - cầu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội theo định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh công tác cải cách về cơ cấu tổ chức và hành chính trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, có cơ chế và chế tài phù hợp để đảm bảo thông tin liên quan tới thị trường bất động sản (quy hoạch, đất đai, vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng, chất lượng công trình, đấu giá, định giá, mua bán, giao dịch, môi giới, đăng ký thế chấp, sàn giao dịch…) phải được công khai, minh bạch để các chủ thể tham gia dễ dàng và thuận lợi.
- Hình thành và tạo điều kiện để các định chế tài chính phát triển và vận hành có hiệu quả nhằm thu hút các nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
- Có cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý và điều tiết thị trường phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
- Từng bước mở thị trường bất động sản cho người nước ngoài tham gia đầu tư nhưng vẫn cần phải quản lý chặt chẽ nhằm tạo vốn phát triển hàng hoá bất động sản từ ngoại lực.
- Tiếp tục tập trung rà soát, chủ động ban hành bổ sung cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất nhằm cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
- Xây dựng bộ máy quản lý theo hướng cải cách hành chính với phương châm tinh gọn, hiệu quả để thực hiện theo cơ chế “một cửa” với các thủ tục hành
chính liên thông hiện có của Thành phố và của các ngành liên quan đến lĩnh vực