IV. Đánh giá chung:
2. Nhiệm vụ cụ thể của Hà Nội trong thời gian tới để phát triển thị trường bất
- Tăng cường công tác quản lý quỹ nhà và sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.
- Tăng cường kiểm tra việc quản lý đất đai, ngăn chặn xử lý việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trái pháp luật; kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý và sử dụng tài nguyên, môi trường và nhà đất.
2. Nhiệm vụ cụ thể của Hà Nội trong thời gian tới để phát triển thị trường bất động sản: bất động sản:
- Trong năm 2008, Sở Tài nguyên - môi trường và nhà đất thành phố Hà Nội dự kiến các nguồn thu từ đất là 4.842 tỷ đồng, bao gồm tiền sử dụng đất 3.623 tỷ đồng (thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và nhà là tài sản công 2.700 tỷ đồng), tiền thuê đất 433 tỷ đồng; thuế chuyển quyền sử dụng đất 403 tỷ đồng; lệ phí trước bạ, thuế nhà đất 380 tỷ đồng.
- Trong công tác phát triển nhà ở với kế hoạch phát triển nhà ở năm 2008 là 1,5 triệu m2 nhà ở.
- Nếu lấy Hồ Tây làm trung tâm và sông Hồng làm trục phát triển thì không gian đô thị tương lai của Hà Nội sẽ phát triển mạnh về phía Bắc. Nếu lấy đường Láng - Hòa Lạc làm trục phát triển thì không gian đô thị tương lai sẽ phát triển về hướng Tây. Nhìn chung, hướng phát triển tương lai của Thủ đô sẽ kéo theo trục Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Vĩnh Phú, theo trục đường 5 tới Hải Phòng, và ngược lại theo hướng Hà Tây. Định hướng phát triển không gian của Hà Nội có tác động lan tỏa, kéo theo sự phát triển KT - XH của các vùng khác. Với vị trí, vai trò là Trung tâm Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, KHKT... cùng định hướng phát triển không gian như trên, một nhiệm vụ phát triển của Hà Nội đó là cần thiết phải mở rộng địa giới, tăng cường quỹ đất, cơ cấu, phân bổ lại chức năng của đô thị.
- Trong giai đoạn 2008-2009: Cụ thể, đối với BĐS là nhà ở, đất ở thuộc tư nhân, cần có chính sách về thuế phù hợp để khuyến khích người dân tự giác
đăng ký giao dịch, chuyển nhượng theo quy định. Đối với BĐS thuộc sở hữu nhà nước, Thành phố cần tập trung rà soát toàn bộ quỹ nhà công sở do cơ quan, đơn vị sự nghiệp đang quản lý, sử dụng trên địa bàn; rà soát quỹ nhà chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước.
- Ông Trịnh Kiên Đĩnh-Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất cho biết, đến năm 2010 Hà Nội sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sở TN-MT&Nhà đất Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP, tăng nguồn hàng hóa.
- Đối với BĐS công nghiệp, dịch vụ thương mại, kinh doanh sản xuất, UBND TP Hà Nội sẽ ban hành các quy định về chuyển nhượng dự án xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê; chuyển nhượng công trình xây dựng gắn liền với đất thuê đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê, đất thuê trả tiền thuê hàng năm
- Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các khu đô thị và đầu tư nhà ở phục vụ nhu cầu của dân cư...
- Hiện quy hoạch mở rộng địa giới hành chính và Vùng thủ đô đang được hoàn thiện, trình Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, Hà Nội có thể mở rộng diện tích gấp 3 lần diện tích hiện nay. Cùng với việc mở rộng địa giới, Hà Nội sẽ hoàn chỉnh hệ thống đường cao tốc kết nối các tỉnh lân cận với Thủ đô, sửa chữa, xây dựng xong 8 cầu bắc qua sông Hồng vào Hà Nội. Theo đề án, Hà Nội sẽ có các tuyến cao tốc: Hà Nội-Thanh Hoá, Hà Nội-Việt Trì-Lào Cai, Hà Nội- Thái Nguyên, Láng Hoà Lạc-Hoà Bình; siêu cao tốc: QL5, QL18; hoàn thiện 5 tuyến đường vành đai. Bên cạnh việc xác định là một trung tâm chính trị lớn- kinh tế-văn hoá lớn của khu vực, Hà Nội sẽ hình thành các khu nghỉ dưỡng ven Hồ Tây, khu ẩm thực Bắc Thăng Long, khu phố cổ mua sắm chất lượng cao cho du khách quốc tế…Theo Đề án quy hoạch phát triển giao thông đô thị Hà Nội đến năm 2020 toàn thành phố sẽ có 11 cây cầu (gồm 8 cầu vượt sông Hồng, 3 cầu vượt sông Đuống), hệ thống cầu vượt sông sẽ không đấu nối trực tiếp với
trung tâm Thành phố, nhằm hạn chế các luồng giao thông đi xuyên tâm, gây tắc nghẽn nghiêm trọng.
- Từ năm 2007 - 2010 Hà Nội sẽ chuyển mục đích sử dụng 3.603 ha đất để phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ; nhu cầu quỹ nhà, quỹ đất tái định cư cần khoảng 32.000 căn hộ, ngoài ra cần khoảng 1.000 căn hộ dự trữ để làm quỹ nhà trung chuyển và để chủ động phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án đột xuất của Trung ương và thành phố. Theo kế hoạch xây dựng quỹ nhà, đất tái định cư từ nay đến năm 2010, trên địa bàn thành phố triển khai 100 dự án đầu tư xây dựng với khoảng 27.000 căn hộ, thửa đất để phục vụ công tác di dân giải phóng mặt bằng bằng nhiều hình thức đầu tư xây dựng
- Để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhiệm vụ chủ yếu trên các lĩnh vực trong 5 năm 2006 – 2010 được xác định như sau: Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng thủ đô thành một đô thị văn minh, hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Tiếp tục hoàn thiện các khu vực phát triển mới của thành phố ở phía Tây – Tây Nam, tập trung xây dựng và phát triển nhanh các khu đô thị mới khu vực Bắc sông Hồng, các tuyến đường vành đai và các cầu qua sông Hồng. Cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư cũ, giãn dân trong khu vực nội thành cũ, nâng cao điều kiện sống và sinh hoạt cho người dân. Nâng cao chất lượng quản lý đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.ệ
-- Trên thực tế, khi thông tin không được công khai hoặc bị một số người cố tình bưng bít thì những người tham gia thị trường nhà đất sẽ không có những thông tin cần thiết. Đây chính là điều kiện lý tưởng để “cò nhà đất” làm lũng đoạn thị trường gây ra những cơn sốt giá ảo. Ông Vũ Đức Đôi-Vụ phó Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang có dự án nhằm công khai thông tin về đất đai trên mạng trước năm 2015.