GV: Yêu cầu HS quan sát hình 38.3 và phân
biệt đường cong tăng trưởng của quần thể theo lí thuyết và trong thực tế?
- Nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?
HS: Quan sát hình 38.3 và thông tin SGK,
thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời các câu hỏi.
GV: Yêu cầu các nhóm khác bổ sung
Giáo viên nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể. thước của quần thể.
A) Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật:
- Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
- Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng của một nứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục cá thể…nguồn thức ăn, điều kiện khí hậu.
* Mức độ tử vong của quần thể sinh vật:
- Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. - Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, kẻ thù…
* Phát tán cá thể của quần thể:
- Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của cá thể.
- Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt.
VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT SINH VẬT
* Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường không bị giới hạn.
- Điều kiện môi trường không bị giới hạn( lý thuyết): nguồn sống của môi trường rất rồi dào và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể, không gian cư trú không giới hạn… - Sự tăng trưởng của quần thể sinh vật: quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học- đường cong tăng trưởng có hình chữ J.
* Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn:
- Điều kiện môi trường bị giới hạn( trong thực tế): kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế khả năng sinh sản của loài, sự biên động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa…
* Hoạt động 3:Tìm hiểu về tăng tưởng của quần thể người.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 38.4 SGK
cho biết:
- Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng trưởng mạnh vào thời gian nào?
- Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng trưởng đó?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, hình 38.4
và thảo luận để trả lời các câu hỉ.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến
thức.
- Sự tăng trưởng của quần thể sinh vật: quần thể tăng trưởng theo đường cong có hình chữ S.
VII.TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI. NGƯỜI.
- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử.
- Nguyên nhân dân số thế giới tăng nhanh: Do những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế- xã hội, chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, mức độ tử vong giảm và tuổi thọ ngày càng được nâng cao. -. Hậu quả của sự tăng nhanh dân số: Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cộc sống của con người.
4. Củng cố: