IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho ví dụ minh họa?3. Bài mới: 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể.
GV: Quần thể sinh vật là gì? lấy 2 ví dụ về
quần thể và 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời
câu hỏi. Lấy ví dụ minh họa.
GV: Quần thể sinh vật được hình thành như
thế nào?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu
hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến
thức.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
GV: yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu
hỏi SGK.
- Hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bảng 36?
HS: lấy thêm ví dụ: Chim ăn đàn dễ kiểm ăn
hơn chim ăn đơn độc vì chúng kích thích nhau trong khi tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn hoặc những chỗ trú thuận tiện.
GV:Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nào? Có
I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ. TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ.
* KN: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
* VD: Quần thể cây thông…. * Quá trình hình thành quần thể:
- Sự phát tán của một số cá thể cùng loài tới một môi trường sống mới.
- Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Các cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.
- Giữa các cá thể cùng loài hình thành những mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ. TRONG QUẦN THỂ.
1. Quan hệ hỗ trợ.
* Ví dụ:
- Các cây thông nhựa liền rễ nhau -> Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn.
- Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn -> Bắt mồi và tự vệ tốt hơn.
* ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
2. Quan hệ cạnh tranh.
những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 158 và
159 trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến
thức.
trong quần thể chật chội và thiếu thức ăn…. * Các hình thức cạnh tranh:
- Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng giữa các cá thể cùng một quần thể.
- Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái trong đàn hoặc ngược lại.
* Hiệu quả: Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
4. Củng cố:
- Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật? Nguyên nhân của hiện tượng phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ?
- Nguyên nhân do các cây mọc gần nhau nên thiếu sáng, chất dinh dưỡng….khi đó cạnh tranh giữa các cá thể xảy ra gay gắt tranh giành nhau ánh sáng, nước, muối khoáng.
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài SGK. - Đọc trước bài 37
TUẦN 25 – Tiết 40
Ngày soạn: ……/….../…….. Ngày dạy: ……/……/………
Bài 37. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
+ Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của các quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa.
+ Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.