biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của CLTN.
- Chọn lọc tự nhiên: Thực chất là sự phân hó khả năng sống sót của các cá thể trong quân thể. Kết quả của quá trình CLTN tạo nên laòi sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.
2. Ưu và nhược điểm trong học thuyết Đacuyn. Đacuyn.
GV: yêu cầu HS quan sát hình 25.1 SGK
Đacuyn đã giải thích như thế nào về nguồn gốc các giống cây trồng, vật nuôi?
HS: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến
thức.
- Ông cho rằng các loài đều được tiến hóa từ tổ tiên chung.
- Sự đa dạng hay khác biệt giữa các loài sinh vật là do các loài đã tích lũy được các đặc thích nghi với các môi trường khác nhau.
* Hạn chế:
- Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
- Chưa thấy được vai trò của cách li đối với việc hình thành loài mới.
4. Củng cố:
- So sánh 2 học thuyết tiến hóa của Lamac và Đacuyn?
- Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo?
5. Dặn dò:
- Ôn tập trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK. - Đọc trước bài 26.
TUẦN 16– Tiết 28,29
Ngày soạn: ……/……/……… Ngày dạy: ……/……/………
Bài 26. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Trình bày và phân biệt được 2 khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn của thuyết tiến hóa tổng hợp, nêu được mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
- Nêu được khái niệm các nhân tố tiến hóa: Quá trình đột biến, di nhập gen, CLTN, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.
- Nêu và phân tích được vai trò của từng nhân tố tiến hóa, trong đó CLTN là nhân tố cơ bản nhất, từ đó rút ra được mối quan hệ giữa các nhân tố tiến hóa.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, so sánh, khái quát hóa
II. CHUẨN BỊ.