Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đề tài: Mở rộng thị trường xuất khẩu tại Tổng công ty D“ệt-May Việt Nam (Vinatex)” pptx (Trang 89 - 91)

III. Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho Vinatex

1. Vinatex cần tăng cường nghiên cứu và phát triển thị trường

2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu

Hầu hết các khách hàng khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào đều có những yêu cầu nhất định đối với những sản phẩm đó như về chất lượng, màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu…Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm sẽ góp phần làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các loại sản phẩm xuất khẩu Vinatex và các doanh nghiệp thành viên cần:

Có những có những biện pháp tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, có những chính sách thi đua khen thưởng để khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi các phương pháp sản xuất mới nhằm làm tăng năng suất lao động, đồng thời tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó Vinatex và các đơn vị thành viên cũng cần có những chính sách ưu đãi nhất định để giữ những người lao động lâu năm, có tay nghề cao và thu hút được những lao động giỏi có kinh nghiệm vào làm việc cho mình.

Trang thiết bị máy móc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, vì vậy mà Vinatex cần đầu tư hơn nữa vào việc đổi mới trang thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất.

Để đa dạng hoá sản phẩm Vinatex phải có sự quan tâm thoả đáng tới công nghiệp thiết kế thời trang, có sự đầu tư thích hợp và đưa ra các chính sách hỗ trợ khuyến khích cho các doanh nghiệp thành viên đầu tư vào các trang thiết bị hiện

đại phục vụ cho thiết kế và sản xuất. Việc sử dụng các công cụ thiết kế hiện đại sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo ra được nhiều mẫu mã đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế. Trong quá trình thiết kế thì cần chú ý tạo sự độc đáo trong các sản phẩm thông qua việc sử dụng kết hợp các loại chất liệu trong sản phẩm, từ đó tạo được ấn tượng tốt và hấp dẫn khách hàng. Cần tăng cường sử dụng các loại chất liệu truyền thống như thổ cẩm, sản phẩm thêu tay, đan, ren…

Hiện nay Vinatex đã có vịên mẫu thời trang Fadin chuyên phụ trách khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm. Viện mẫu thời trang Fadin cần có sự hoà nhập vào khu vực và quốc tế, đồng thời vẫn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc để tạo ra cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam vừa có tính hiện đại, vừa có tính truyền thống mà vẫn không bị lạc lõng trong khu vực và trên thế giới và được các khách hàng khó tính ở các thị trường mục tiêu chấp nhận. Các kỹ sư thiết kế thời trang cần được đưa đi đào tạo một cách bài bản ở cả trong và ngoài nước, có như vậy họ mới có khả năng thiết kế ra những sản phẩm đi sát vào cuộc sống, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng. Mặt khác Vinatex cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho viện mẫu thời trang Fadin để họ có thể được sử dụng các thiết bị chuyên dùng trong thiết kế thời trang như máy vi tính, thiết bị điện tử…để tạo ra những sản phẩm phù hợp với dáng vóc của người tiêu dùng trên từng thị trường. Các kỹ sư của viện mẫu cũng cần được thường xuyên học tập kinh nghiệm của các hãng thời trang quốc tế trong việc thiết kế mẫu, như vậy họ sẽ thiết kế ra những mẫu thời trang vừa hiện đại, vừa tiện dụng và theo sát với thị hiếu thời trang thế giới, đồng thời tập trung vào các sản phẩm sản xuất mang tính công nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các mẫu thiết kế ra phải mang nhãn hiệu, tên của Vinatex và các đơn vị thành viên; nhãn hiệu này phải được Nhà nước Việt Nam cấp và bảo vệ để chống nhãn hiệu hàng giả.

Bên cạnh đó Vinatex và các đơn vị thành viên cần có sự đầu tư thoả đáng vào công nghệ sản xuất bao bì cho các sản phẩm của mình vì bao bì không chỉ là phương tiện bảo vệ cho sản phẩm mà nó còn cho khách hàng biết những thông tin cần thiết về sản phẩm như: chất liệu sản xuất ra sản phẩm, các thông số kỹ thuật, nơi sản xuất…Thiết kế bao bì phải tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng, đồng thời phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về bao bì. Bao bì phải

gọn gàng để giảm các chi phí trung gian trong quá trình xuất khẩu, nếu bao bì được làm tốt và có chất lượng cao thì thì sẽ giảm được rất nhiều tổn thất trong quá trình vận chuyển, bảo quản và bán hàng, giúp doanh nghiệp giảm được giá hàng xuất khẩu.

Về quản lý chất lượng sản phẩm, Vinatex và các đơn vị thành viên nên tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế như thực hiện tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000:2000. Ban lãnh đạo Tổng công ty chỉ đạo cho các doanh nghiệp thành viên nhanh chóng xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng. Từ đó tạo niềm tin cho khách hàng đối với sản phẩm của Vinatex.

Một phần của tài liệu Đề tài: Mở rộng thị trường xuất khẩu tại Tổng công ty D“ệt-May Việt Nam (Vinatex)” pptx (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)