II. Thực trạng thị trường xuất khẩu của Vinatex
2. Tình hình thị trường xuất khẩu của Vinatex
2.4. Thị trường Mỹ
Mỹ là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới với 280 triệu dân (chiếm 4,6% dân số thế giới) với nhiều tầng lớp và thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Đặc tính nổi bật của người tiêu dùng Mỹ là không thích sự đồng điệu và thị trường Mỹ ít bị ảnh hưởng bởi giá cả hàng hoá.
Hàng năm Mỹ nhập khẩu trên 60 tỷ USD các sản phẩm may mặc, dệt, vải, quần áo, đồ cắm trại, đồ gia dụng làm từ vải…Theo thống kê của cơ quan Hải quan Mỹ giá trị kim ngạch nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may năm 1998 đạt 55.720 tỷ USD tăng 11% so với năm 1997; từ tháng 03/1999 đến 03/2000 là 65.52 tỷ USD tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu từ Châu á (khoảng 56,9%), Mỹ La Tinh (28,9%), Tây Âu (6,4%), Bắc
Mỹ (2,8%)…Sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ còn rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,07% tổng lượng hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ từ tất cả các nước. Về giá trị Việt Nam đứng thứ 8 trong 10 nước ASEAN và thứ 57 trong tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ.
Trong tổng khối lượng sản phẩm dệt may mà Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì các sản phẩm của Vinatex chiếm một tỷ trọng khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex vào thị trường Mỹ có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi hiệp định Thương mại Việt Nam-Mỹ có hiệu lực từ cuối năm 2000 thì kim ngạch xuất khẩu của Vinatex vào thị trường này tăng đột biến. Điều đó được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:
Nguồn: Ban kế hoạch thị trường của Vinatex.
* dự đoán.
Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của Vinatex vào Mỹ mới chỉ đạt 29.081 triệu USD thì sang năm 2002 con số đó đã tăng lên rất nhiều đạt 210.072 triệu USD tăng 622,4% so với năm 2001, sang năm 2003 đạt 392.479 triệu USD tăng 86,83% so với năm 2002. Có được sự gia tăng này là do hiện nay Vinatex và các đơn vị thành viên rất quan tâm rất quan tâm đến thị trường Mỹ. Hơn thế hiệp định thương mại Việt Nam-Mỹ được ký kết vào tháng 07/2000 và có hiệu lực từ
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 triệu USD 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003 2004* năm
kim ngạch xuất khẩu của Vinatex vào Mỹ
cuối năm 2000 đã mở ra cho Vinatex rất nhiều cơ hội trong việc thâm nhập và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Sau hiệp định này, Việt Nam đã được hưởng quy chế tối huệ quốc, được hưởng các ưu đãu về thuế quan khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ, mức thuế chung cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ giảm từ trung bình 40% xuống còn có 4%.
Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ
Mặt hàng Thuế MFN Thuế phi MFN
Sản phẩm may mặc 13,4% 68,5%
Sản phẩm dệt 10,3% 55,1%
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ.
Tuy mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với các sản phẩm dệt may của Vinatex đã giảm nhưng Mỹ vẫn áp dụng hạn ngạch, điều đó cũng có nghĩa là Vinatex sẽ xuất khẩu vào thị trường Mỹ theo hạn ngạch. Chính vì vậy Vinatex không thể tiếp cận được với tất cả thị trường Mỹ ngay lập tức mà cần phải chọn một thị trường mục tiêu phù hợp với khả năng của mình làm điểm xuất phát. Việc đưa mặt hàng nào vào thâm nhập thị trường Mỹ cần phải được các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ và tìm ra lối đi riêng cho mình. Như vậy bài toán khó cho Vinatex và các đơn vị thành viên khi thâm nhập vào thị trường Mỹ là làm thế nào để họ có thể vượt qua được những rào cản phi thuế quan và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá; trong đó việc vượt qua các rào cản phi thuế quan được xem là khó khăn nhất, tiếp đó mới là sức cạnh tranh của Vinatex với các sản phẩm cùng loại của các nước khác.
Khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Vinatex còn phải rất chú ý tới hệ thống pháp luật vốn rất chặt chẽ của Mỹ về chất lượng sản phẩm, về nhãn mác hàng hoá, về giấy chứng nhận xuất xứ…và các quy định khác. Mỹ đưa ra hẳn những quy định riêng cho hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ như quy định chung của hiệp định đa sợi MFA và quy định về hệ thống hạn nghạch hàng dệt may Mỹ. Vì vậy Vinatex nên thuê luật sư của Mỹ để tránh những sai lầm trong kinh doanh và tháo gỡ những khó khăn liên quan đến luật pháp.