I. Tổng quan về Tổng công ty Dệt-May Việt Nam (VINATEX)
2. Năng lực của Vinatex
2.1. Năng lực sản xuất.
Sợi các loại: 101600 tấn/ năm.
Vải thành phẩm: 190 triệu m2 và 10786 tấn vải dệt kim/ năm. Sản phẩm may(quy sơ mi): 158 triệu sản phẩm/ năm.
Sản phẩm may dệt kim (quy T-shirt): 50 triệu sản phẩm/ năm.
2.2. Năng lực thiết kế.
Vinatex chưa tự thiết kế được cho chính mình những sản phẩm, mốt đặc trưng do các viện nghiên cứu, trung tâm mốt thời trang của Vinatex chưa được đào tạo một cách bài bản và chưa được tiếp cận nhiều với thời trang quốc tế. Hiện nay hầu như các sản phẩm mà các đơn vị thành viên của Vinatex sản xuất ra đều do khách hàng thiết kế mẫu, cung cấp và giữ bản quyền cho tới khi hàng đã được xuất hết đi.
2.3. Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu của Vinatex.
18
(19).
Hội đồng quản trị
Cơ quan tổng giám đốc Ban kiểm soát
Khối sự nghiệp Khối các công ty
hạch toán phụ thuộc
Khối các cơ quan chức năng tham mưu,
giúp việc 37 công ty thành viên hạch toán độc lập 7 công ty cổ phần do tổng công ty giữ trên 50% vốn 7 công ty cổ phần do tổng công ty nắm dưới 50% vốn 15 doanh nghiệp do tổng công ty góp vốn liên kết, liên doanh
Năng lực của Vinatex trong việc cung ứng nguyên phụ liệu cho các công ty dệt và may để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và các sản phẩm xuất khẩu còn rất hạn chế; đặc biệt là các loại vải chất lượng cao và các nguyên phụ liệu đồng bộ tương ứng với nó. Chính vì vậy mà hiện nay các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Vinatex chưa phải là những sản phẩm có xuất xứ hoàn toàn của Vinatex Việt Nam từ đầu đến cuối.
2.4. Nhãn hiệu sản phẩm của Vinatex.
Nhãn hiệu sản phẩm của Vinatex được đưa ra thị trường còn rất hạn chế, chưa được người tiêu dùng mà đặc biệt là người tiêu dùng quốc tế chưa biết đến tên doanh nghiệp sản xuất ra mặc dù có thể chính họ cũng đang tiêu dùng những sản phẩm may mặc do các đơn vị thành viên của Vinatex sản xuất ra. Điều đó là do hiện nay hầu hết các doanh nghiệp dệt may của Vinatex đều nhận các đơn đặt hàng và làm theo mẫu của khách hàng chứ không phải làm theo các mẫu mà Vinatex tự thiết kế rồi chào hàng và khi đó sản phẩm sẽ gắn nhãn mác theo yêu cầu của khách hàng chứ không được gắn nhãn mác của các doanh nghiệp sản xuất ra nó.
2.5. Khả năng lưu thông phân phối sản phẩm.
Vinatex chưa tự xây dựng được cho mình các kênh phân phối sản phẩm dệt may xuất khẩu, các kênh phân phối hiện tại phần lớn đều do các khách hàng nước ngoài thiết lập vì hầu hết các đơn vị thành viên của Vinatex đều sản xuất gia công cho nước ngoài. Hiện nay chỉ có một số rất nhỏ các đơn vị thành viên của Vinatex đã xây dựng được các kênh phân phối ở nước ngoài như: May 10, May Việt Tiến…
2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động:
Các đơn vị thành viên của Vinatex có các thiết bị máy móc hiện đại được nhập khẩu từ Nhật, Đức và các hãng thiết bị may quốc tế; nhà xưởng được đầu tư khang trang hiện đại và điều kiện làm việc tốt. Tuy năng lực sản xuất lớn như vậy nhưng công suất của các đơn vị này mới chỉ đạt khoảng 50%.
Vinatex có một đội ngũ công nhân được đào tạo và có tay nghề cao nhưng năng suất lao động lại không cao. Đó là do việc bố trí dây truyền công nghệ chưa khoa học, tác phong làm việc của lao động chưa được chuyên môn hoá cao.
Vinatex còn thiếu rất nhiều cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và kỹ sư công nghệ. Đội ngũ kỹ sư chưa được đào tạo lại để phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường đào tạo dạy nghề còn thiếu và không sát với thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp.