II. Thực trạng thị trường xuất khẩu của Vinatex
2. Tình hình thị trường xuất khẩu của Vinatex
2.3. Thị trường Nga và các nước SNG
Nga và các nước SNG là các nước thuộc khối liên bang Xô Viết cũ, trước đây theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Năm 1992 hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế của các nước này, kể từ đó tới nay môi trường chính trị của các nước này không ổn định và mức sống của người dân đến nay không được cải thiện nhiều. Các nước này là các bạn hàng truyền thống của Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực dệt may mà còn trong hầu hết các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Đây là một thị trường lớn với gần 400 triệu dân và là thị trường phi hạn ngạch của nước ta, sự trao đổi mua bán hàng hoá giữa hai bên khá thông thoáng.
Hiện nay người tiêu dùng trên thị trường này tuy đã có sự đòi hỏi về mẫu mã, chủng loại chất lượng cao hơn xong đây vẫn là một thị trường dễ tính, phù hợp với trình độ sản xuất các sản phẩm dệt may và quen thuộc với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Khi các doanh nghiẹp tiến hành xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước SNG sẽ có một thuận lợi là có thể áp dụng các phương thức thanh toán đơn giản giúp doanh nghiệp nhanh thu hồi được vốn do hai bên đã có thời gian làm ăn với nhau lâu dài nên hiểu rõ nhau và có uy tín đối với nhau; thậm chí giữa hai bên có thể sử dụng phương thức hàng đổi hàng trong thanh toán; vì vậy doanh nghiệp có thể quay vòng được vốn nhanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhưng cũng cần lưu ý với các doanh nghiệp một điều rằng thuế ở các quốc gia này còn khá cao, đặc biệt là thuế đánh vào hàng tiêu dùng, hàng tiêu dùng trong nước và nhập khẩu đều phải chịu mức thuế trung bình từ 20%-30%.
Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex vào thị trường Nga và các nước SNG vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mà thị trường này dành cho Vinatex và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam và có xu hướng giảm trong những năm gần đây:
Nguồn: Ban kế hoạch thị trường của Vinatex. * dự đoán 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 triệu USD 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003 2004* năm
kim ngạch xuất khẩu của Vinatex vào Nga và các nước S NG
Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu của Vinatex vào thị trường này là 16.217 triệu USD nhưng nó lại giảm mạnh vào năm 1998, chỉ còn 8.598 triệu USD giảm 47% so với năm 1997, và đến năm 2003 chỉ còn 1.52 triệu USD. Điều đó là do Vinatex chưa thực sự quan tâm tới thị trường này, bên cạnh đó trong hoạt động thanh toán và vận tải giữa hai nước vẫn còn nhiều bế tắc mà chính phủ Việt Nam cần phải có các giải pháp giúp cho hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu vào thị trường này được khai thông. Mặc dù đã có sự ký kết giữa Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Nga về hiệp định hợp tác thanh toán nhưng Vinatex vẫn chưa có được sự hỗ trợ cụ thể nào trong hoạt động thanh toán; các tàu của Việt Nam hầu như không được qua lại các cảng của Nga nên chi phí vận chuyển từ Việt Nam tới các nước này là rất cao. Do đó sức hấp dẫn và sức cạnh tranh của các sản phẩm của Vinatex đã bị giảm đi nhiều.
Theo các chuyên gia nhận định thì thị trường Nga và các nước SNG đang được coi là một thị trường đầy tiềm năng cho Vinatex và các nhà xuất khẩu Việt Nam. Cơ cấu hàng nhập khẩu của các nước này trong thời gian tới vẫn chủ yếu là các mặt hàng may mặc, nông sản chế biến và sản phẩm cây công nghiệp…Do đó Vinatex cần phải cố gắng và tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên trong việc tìm kiếm thị trường và các bạn hàng tin cậy ở các nước này, đồng thời có những biện pháp hiệu quả để đẩy mạnh hoạt xuất khẩu. Có như vậy Vinatex mới xâm nhập sâu hơn vào thị trường này và chiến lược mở rộng thị trường của Vinatex mới đạt được kết quả cao.