Những kết quả đạt đ−ợc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí của Việt Nam.pdf (Trang 67 - 68)

IV- Đánh giá thực trạng xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam nói chung và cụ thể đối với 3 nhóm sản phẩm lựa

4.1. Những kết quả đạt đ−ợc

- Trong 5 năm 2001 - 2005, ngành cơ khí Việt nam đã có những b−ớc tiến đáng kể với tốc độ tăng tr−ởng bình quân gần 30%/năm. Hầu hết các nhóm sản phẩm cơ khí, trong đó cơ máy động lực, thiết bị cơ khí phục vụ nông, lâm, ng− nghiệp, thiết bị kỹ thuật điện... đã có sự phát triển đi lên kể cả trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong n−ớc và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp cơ khí đã mạnh dạn đầu t−, triển khai xây dựng các nhà máy mới, mở rộng quy mô và tăng công suất các nhà máy hiện có, đầu t− sản xuất các sản phẩm có chất l−ợng cao.

- Các loại sản phẩm cơ khí chế tạo đang từng b−ớc có khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị tr−ờng. Các nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm nh−: Thiết bị đồng bộ, phụ tùng công nghiệp, đóng, sửa chữa tàu thủy, lắp ráp ô tô, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp, thiết bị kỹ thuật điện... đều đi lên từ nội lực bằng những đơn hàng chế tạo phục vụ cho nhu cầu trong n−ớc và từng b−ớc tiếp cận thị tr−ờng n−ớc ngoài.

Nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đã đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc quan tâm, hiện thực hoá theo h−ớng phát triển mới, thể hiện qua các chính sách cho vay vốn, cơ chế bán trả góp cho nông dân sản phẩm động cơ diezel, sản phẩm máy móc t− liệu thiết yếu phục vụ canh tác, chế biến nông

sản, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, cơ chế đối với một số dự án thuộc ngành cơ khí, sản phẩm công nghiệp trọng điểm theo h−ớng bù lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất để đề xuất Chính phủ ban hành chính sách và thực hiện ch−ơng trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của Bộ Công nghiệp.

Các sản phẩm cơ khí đã từng b−ớc lấy lại thị phần bị chiếm lĩnh bởi hàng ngoại cùng loại có chất l−ợng thấp nh−ng giá rẻ do cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá hoặc gian lận th−ơng mại) nhập vào Việt Nam từ nhiều nguồn. Các sản phẩm máy cày 2 bánh, 4 bánh, máy phay đất, máy gặt lúa, máy bơm n−ớc, xe vận chuyển nông thôn có kiểu dáng và tính năng sử dụng phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của ngành nông nghiệp, các dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản đều có mức tăng tr−ởng khả quan phù hợp với yêu cầu và đặc điểm ngành nông nghiệp Việt Nam, góp phần đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Các sản phẩm cơ khí chất l−ợng cao đã b−ớc đầu xuất khẩu ra n−ớc ngoài, đ−ợc các đối tác quốc tế tin dùng và đánh giá cao. Thị tr−ờng xuất khẩu mở rộng từ các n−ớc trong khu vực ASEAN sang Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản...Các sản phẩm cơ khí đã b−ớc đầu tiếp cận thị tr−ờng các n−ớc Trung Cận Đông, Châu Phi, Trung Mỹ…Kim ngạch xuất khẩu của nhiều sản phẩm đã đạt đ−ợc vài chục đến vài trăm triệu USD và ổn định qua các năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí của Việt Nam.pdf (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)