1- Khái niệm:
Công nghệ cơ khí hay kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối l−ợng và năng l−ợng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực nh− ô tô, máy bay và các ph−ơng tiên giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc thiết bị sản xuất vũ khí... Nh− vậy, các sản phẩm do ngành cơ khí chế tạo ra đều đ−ợc gọi là các sản phẩm cơ khí.
2- Phân loại các sản phẩm cơ khí:
Sản phẩm cơ khí đ−ợc sản xuất từ công nghệ cơ khí và kỹ thuật cơ khí, vì vậy, có nhiều cách phân loại các sản phẩm cơ khí khác nhau, dựa trên các tiêu chí khác nhau.
Cụ thể là:
- Nếu căn cứ vào công nghệ sản xuất, các sản phẩm cơ khí đ−ợc phân loại thành: Sản phẩm cơ khí chính xác; Sản phẩm cơ khí chế tạo; Sản phẩm cơ khí lắp ráp.
- Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng trong các ngành sản xuất, các sản phẩm cơ khí đ−ợc phân loại thành: Cơ khí giao thông; Cơ khí xây dựng; Cơ khí phục vụ nông, lâm, ng− nghiệp; Cơ khí đóng tàu.
- Nếu căn cứ vào công dụng của sản phẩm trong các ngành kinh tế, các sản phẩm cơ khí đ−ợc phân loại thành: Máy công cụ: Máy khoan, dập, tiện, phay, bào...; Máy nông, lâm, ng− nghiệp: Máy kéo, gieo hạt, gặt đập, nghiền thức ăn gia súc, máy c−a, máy thuỷ...; Dụng cụ cầm tay và đồ cơ kim khí gia dụng: Xe đạp, nồi xoong, dao, kéo, l−ỡi c−a, khoan cầm tay, kìm, búa...
ở Việt Nam, Thủ t−ớng Chính phủ đã có quyết định số 186/2002/QĐ -TTg ngày 26/12/2002 phê duyệt Chiến l−ợc phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020, trong đó tập trung phát triển 8 chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế quốc dân là: (1) Thiết bị toàn bộ; (2) Máy động lực; (3) Cơ khí phục vụ nông, lâm, ng− nghiệp và công nghiệp chế biến; (4) Máy công cụ; (5) Cơ khí xây dựng; (6) Cơ khí đóng tàu thủy; (7) Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử; (8) Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải.